【nhận định indo】Học lịch sử bằng trải nghiệm
Học sinh được trải nghiệm thực tế và nghe thuyết minh về di tích Chín Hầm |
Ngoài việc học lý thuyết ở trường, học lịch sử bằng cách trải nghiệm thực tế ở di tích và các bảo tàng không chỉ giúp học sinh có được cảm nhận hứng thú, hấp dẫn mà còn trở thành nguồn nhận thức trực tiếp, từ đó tạo niềm say mê, tích cực.
Những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã lên kế hoạch, kết nối với một số bảo tàng để đưa học sinh đến trải nghiệm, có những tiết học thực tế. Khác với sách giáo khoa nặng về nội dung, câu chữ, số liệu… gây nhàm chán, việc được tiếp cận các tư liệu, hiện vật, được mắt thấy tai nghe tại bảo tàng đã tạo được hiệu ứng, có sức thuyết phục trong nhận thức của học sinh.
Trong khi đó, lãnh đạo các di tích, bảo tàng cũng rất ủng hộ, tạo điều kiện trong việc giáo dục theo hình thức này. Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cho biết, bảo tàng và di tích không chỉ là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội mà còn thuận lợi trong khai thác, sử dụng cho việc dạy và học lịch sử. Với 14 di tích quốc gia và cấp tỉnh cùng hàng chục nghìn tư liệu, hiện vật đang được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế quản lý, đây được xem như giáo án dạy học thực tế vô cùng đồ sộ.
Theo ông Lộc, di tích dù được hay chưa được xếp hạng đều có giá trị và được xem như kho sử liệu vô giá, làm cơ sở nhận thức sâu sắc các sự kiện, nhân vật của dân tộc và địa phương. Vì thế, việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử giúp giáo viên, học sinh khai thác hiệu quả hơn, lôi cuốn hơn.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Thúy (Trường THCS Đặng Vinh, TP. Huế) cho biết, những năm qua trường thường tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo hướng giáo dục di sản văn hóa Huế. Theo cô Thúy, trải qua bao thăng trầm lịch sử, vùng đất này còn lại rất nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, làng nghề thủ công… tất cả trở thành tư liệu sinh động khi giáo dục chương trình địa phương phân môn lịch sử. Thế nhưng, để những hoạt động này có hiệu quả tốt nhất, cần phải xác định điểm di tích, địa danh phù hợp với điều kiện của trường và hoàn cảnh học sinh. Ngoài ra, phải cân đối thời gian sao cho hợp lý, phải trang bị kiến thức cho học sinh về điểm đến cũng như đặt mục đích, yêu cầu cho học sinh cần đạt được trong chuyến đi…
Trong khi đó, TS. Huỳnh Thị Anh Vân (Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế) cho rằng, mặc dù có nhiều chương trình được thiết kế cho các em trong lĩnh vực bảo tàng, di tích lịch sử, cảnh quan, âm nhạc… nhưng do số lượng học sinh tham gia mỗi buổi khá đông nên khó tránh khỏi tình trạng xô bồ, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vì thế, cần có sự vào cuộc của thầy cô trực tiếp đi theo để đảm bảo các hoạt động trật tự, kỷ luật và có đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi chương trình.
Không dừng lại đó, cần có những nghiên cứu, đánh giá đối với hoạt động tổ chức giáo dục di sản và học lịch sử ở các khía cạnh khác nhau, từ ngành giáo dục và đơn vị tổ chức là bảo tàng, đơn vị quản lý di tích.
“Ngành giáo dục cần điều chỉnh, phân phối thời gian với số lượng phù hợp để đảm bảo chương trình có chất lượng, không nên tổ chức theo kiểu đại trà, đưa các em đi trải nghiệp theo khối lớp với số lượng lớn, như vậy chỉ đáp ứng được về mặt chỉ tiêu, nhưng không đảm bảo được mục tiêu bồi dưỡng kiến thức cho các em đầy đủ”, TS. Anh Vân nhận định.