Ở thôn 9,ếngkẻtrận đấu johor dt mỗi khi tiếng kẻng vang lên không chỉ báo động sự mất an ninh trật tự, hỏa hoạn, hay là tín hiệu mời người dân đến họp thôn, ma chay, mà còn thôi thúc mọi người từ đầu làng đến cuối xóm phát huy tình đoàn kết cộng đồng vì công việc chung của thôn.
Trưởng thôn 9 Triệu Sĩ Sáng cho biết, toàn thôn có 65 hộ/340 nhân khẩu, trong đó 80% là đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào từ năm 1986. Vào Bình Phước, dù xa quê nhưng các phong tục tập quán, lễ nghi của người dân nơi đây vẫn được lưu truyền. Trước đây, khi chưa có điện thoại, loa đài, thì tiếng kẻng là phương tiện thông tin duy nhất để tập hợp người dân. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh nhưng tiếng kẻng vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Chiếc kẻng là xác 1 quả bom do người dân làm rẫy nhặt được năm 1987 giao lại thôn. Kẻng có hình trụ với bán kính khoảng 60cm, dài 1,4m, được treo lên 2 trụ bê tông tại nhà văn hóa cộng đồng thôn. Âm thanh của kẻng vang xa đến 4km nên khi tiếng kẻng vang lên thì chỉ ít phút sau người dân trong thôn đã có mặt đông đủ. Theo anh Sáng, khi phát lên loa, người nghe câu được câu mất nên khó nắm bắt được thông tin, sự việc. Còn tiếng kẻng vừa to, mỗi việc lại gắn với mỗi kiểu gõ khác nhau nên dễ nhận biết. Đặc biệt, tiếng kẻng như thúc dục lòng người đoàn kết lại với nhau trước mọi biến cố của thôn.
Khi trong thôn có người chết, chỉ cần người nhà báo cho Ban quản lý thôn, thì ngay lập tức thôn thông tin đến người dân bằng tiếng kẻng. Khoảng 10-15 phút sau, mọi người có mặt đông đủ tại nhà văn hóa thôn để họp bàn, cắt cử người lo hậu sự. Theo hương ước của thôn, nếu trong thôn có người chết thì tất cả các hộ dân đều phải có mặt đầy đủ, trường hợp vắng phải có lý do; lễ viếng tùy tâm, nhưng bắt buộc mỗi hộ phải đóng góp 100 ngàn đồng để thôn lo hậu sự cho người quá cố. Từ việc lo cơm nước, phông màn, loa đài, bàn ghế, đào huyệt đến các nghi lễ đều được thôn phân công nhiệm vụ cho từng người thực hiện mà không cần phải thuê.
Người dân thôn 9 còn có phong tục là tổ chức sinh nhật cho người còn sống mà không tổ chức đám giỗ. Bắt đầu từ tuổi 31 trở đi là tổ chức sinh nhật và tuổi càng cao thì tổ chức càng lớn và tùy theo điều kiện của mỗi gia đình có thể mời khách dự nhiều hay ít. Còn đám giỗ chỉ tổ chức 1 lần (giỗ đầu).
Những việc vui, buồn của người dân thôn 9 đều được kết nối bằng tiếng kẻng.
V. Thuyên