【kqbd shanghai port】Tân Hiệp Phát lao đao vì khủng hoảng, Coca Cola bất ngờ tuyên bố kinh doanh có lãi

Làn sóng tẩy chay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát vẫn tiếp tục dâng cao. Bất kỳ một thông tin nào mang tính có lợi cho tập đoàn này đều bị đông đảo dư luận la ó,ânHiệpPhátlaođaovìkhủnghoảngCocaColabấtngờtuyênbốkinhdoanhcólãkqbd shanghai port phẫn nộ.

Ngày 23/12, Chất lượng Việt Nam có đăng bài “Chớ dại dột mà tẩy chay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát”. Bài viết đã được gần 25.000 lượt chia sẻ trên facebook và có đến cả nghìn bình luận gửi về tòa soạn. Điều này cho thấy người dân quan tâm đến vụ việc của Tân Hiệp Phát nhiều như thế nào.

tẩy chay Tân Hiệp Phát

Tân Hiệp Phát hiện có khá nhiều đối thủ nặng ký như Coca Cola, Pepsi Co, URC,... (Ảnh mang tính chất minh họa)

Trong hàng nghìn ý kiến đó, hầu hết đều tỏ ra không hài lòng, nói chính xác hơn là bức xúc trước các thông tin về sản phẩm được cho là không sạch của tập đoàn Tân Hiệp Phát. Ngoài ra thêm chuyện tập đoàn này không ít lần “gài bẫy” đẩy người tiêu dùng vào vòng lao lý.

Chỉ có lác đác vài ý kiến thể hiện sự cảm thông, rộng lượng với Tân Hiệp Phát. Họ không tin rằng với một tập đoàn lớn như Tân Hiệp Phát, dây chuyền hiện đại như vậy mà liên tục có lỗi về sản phẩm.

"Đầu tư bao nhiêu tiền của xây dựng nhà máy, mua sắm dây chuyền công nghệ hiện đại,... mà để cho ruồi gián lọt vào sản phẩm thì những cái đó còn tác dụng gì? Ăn uống là vấn đề rất nhạy cảm, chỉ cần một thông tin tiêu cực về chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp lớn, họ thừa biết điều đó. Tập đoàn này có hơn 5.000 công nhân viên. Mỗi năm số người vào làm mới và nghỉ việc tương đối nhiều. Nếu nguyên liệu, dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát có vấn đề thì chắc chắn những hình ảnh đó đã tràn lan trên mạng, bởi giờ đây hầu hết ai cũng có một chiếc điện thoại có chức năng quay phim, chụp ảnh. Do đó, tôi thiên về khả năng Tân Hiệp Phát đang bị phá hoại", độc giả Hải Hùng nhận định.

Thật tình cờ và thật bất ngờ, lúc Tân Hiệp Phát lao đao trong cơn giận dữ của dư luận thì Coca Cola - một doanh nghiệp hơn hai chục năm kinh doanh ở Việt Nam liên tục kêu thua lỗ bỗng tuyên bố bắt đầu có lãi.

Báo cáo của Coca Cola gửi đến UBND TP Hồ Chí Minh mới đây cho biết, lợi nhuận tính thuế năm 2014 của công ty này là 16,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với mức 7 triệu USD của năm 2013. Tổng số thuế đóng trong năm 2014 đạt 20 triệu USD, trong khi sản lượng tiêu thụ tăng 25%.

Đây được xem là thông tin khá “hot”, thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận, bởi sau nhiều năm liền liên tiếp kêu lỗ, đây là lần đầu tiên Coca Cola Việt Nam đóng thuế.

Đáng nói hơn, việc nộp thuế này được thực hiện sau hàng loạt thông tin về “nghi án” chuyển giá của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có Coca Cola. 

Theo số liệu thống kê về thị phần nước giải khát năm 2012 cho thấy, Tân Hiệp Phát đứng ở vị trí thứ hai với 22,65% thị phần, chỉ sau Công ty SPVB (trước đây là Pepsico và IBC), trong khi đó thị phần và cả doanh thu cao hơn nhiều so với Coca Cola, Tribeco, URC...

Còn theo số liệu thống kê mới, nếu tính riêng thị trường đồ uống không cồn, có thể nói chỉ còn là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa C2 của URC và trà xanh Không độ của Tân Hiệp Phát, khi hai công ty này nắm giữ tới 92% thị phần.

Trong dòng sản phẩm nước tăng lực, sản phẩm Number One của Tân Hiệp Phát được tung ra từ năm 2001, sau một thời gian ngắn Number One đã thu về hơn 30% thị phần, cho đến khi Coca Cola và Pepsi lần lượt ra mắt hai sản phẩm là Samurai và Sting, cuộc cạnh tranh mới trở nên căng thẳng hơn.

Khảo sát của Nielsen cho biết, đến giữa năm 2011, Sting chiếm 52%, Number 1 chiếm 23%, các thương hiệu khác chia nhau 25% thị trường còn lại.

Viết Cường