Điểm đỏ báo động “sức khỏe” doanh nghiệp Việt
Với mong muốn đồng hành,ángthểsốgiúpdoanhnghiệpvậnhànhkhônggiánđoạntrongđạidịbảng xếp hạng hạng 2 nhật bản hỗ trợ các doanh nghiệp Việt vận hành không gián đoạn trong đại dịch, tăng cường kháng thể trở thành các doanh nghiệp “xanh”, FPT công bố Chương trình FPT eCovax nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành và các giải pháp số. Khởi đầu chương trình là hội thảo trực tuyến “FPT eCovax – Liệu pháp số vượt dịch cho doanh nghiệp” tổ chức mới đây, thu hút gần 800 đại diện doanh nghiệp tham gia.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) FPT cho biết: “Doanh nghiệp cũng giống như một thực thể sống và do đó, cũng chịu những tác động của Covid-19 giống như con người. Cũng nhiễm bệnh, trở nặng và phá sản. Nhưng có điều tỷ lệ nhiễm bệnh, trở nặng và phá sản đang cao gấp nhiều lần so với con người. Tại Việt Nam, tỷ lệ dân số nhiễm Covid-19 tương đương 0,3% dân số, tỷ lệ tử vong do Covid-19 là 2,2% trên tổng số ca nhiễm nhưng với doanh nghiệp, tỷ lệ nhiễm bệnh là 90%, tỷ lệ phá sản/giải thể là gần 10%. Điều này gây ra những hậu quả lâu dài cho nền kinh tế”.
“Do đó, với mong muốn tăng cường “oxy”, tạo một “tấm khiên” chống đỡ trước những nguy cơ mà dịch bệnh đã tạo ra như nguồn cầu giảm sút, thiếu hụt nguồn tiền, duy trì kênh tương tác với khách hàng, đứt đoạn giao tiếp hay khó quản trị hiệu suất do vận hành từ xa, cùng các doanh nghiệp vượt qua đại dịch, FPT triển khai Chương trình FPT eCovax với những “mũi tiêm” là các bộ giải pháp số hỗ trợ giải quyết các vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp theo từng giai đoạn”, ông Bình cho hay.
Lộ trình tăng cường đề kháng số cùng doanh nghiệp Việt
Tại tọa đàm, ông Lê Văn Thành - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thể thao Động Lực chia sẻ, hơn năm rưỡi vừa qua là khoảng thời gian lần đầu tiên Công ty Động lực phải đối mặt với những biến động chưa từng có tiền lệ trong suốt 32 năm hoạt động. Dịch Covid xuất hiện và bùng phát khiến doanh số sụt giảm, nhiều kế hoạch, chiến lược… đến giờ phút này bị phá vỡ. "Các cửa hàng phải đóng cửa theo các chỉ thị giãn cách, chúng tôi chỉ có thể tương tác với khách hàng qua các kênh online, mạng xã hội, zalo, sàn thương mại điện tử… Việc tìm kiếm khách hàng cũng chỉ có thể thực hiện qua các nền tảng này”, ông Thành cho biết.
Ông Nguyễn Trí Anh - Tổng giám đốc MED-GROUP cũng cho biết, nếu không có sự hỗ trợ từ công nghệ thì doanh nghiệp cũng khó tồn tại được đến giờ. Ngay cả khi đã tiến hành chuyển đổi số và áp dụng công nghệ, thì áp lực lên hệ thống vẫn lớn, trung bình một ngày xét nghiệm 20.000 – 40.000 mẫu, gấp 5 lần công suất bình thường. Chưa kể sẽ có thêm 20.000 mẫu xét nghiệm khác tại các địa phương. Doanh nghiệp phải phân bổ nhân lực hiệu quả, tuân thủ chỉ thị phòng dịch mà vẫn phải đủ người để tham gia chống dịch.
Ông Vũ Anh Tú – Giám đốc Công nghệ FPT cho biết, khảo sát nhanh gần 400 doanh nghiệp do FPT tiến hành cho thấy, 3 khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tại thời điểm này là năng suất suy giảm khi làm việc từ xa (43%); ùn ứ giấy tờ, hóa đơn, hợp đồng khi làm việc từ xa (20%) và gián đoạn liên lạc, trao đổi công việc (13%). Để giải quyết những khó khăn này, có tới 94% doanh nghiệp khẳng định sẵn sàng đầu tư cho việc số hóa các hoạt động như quản lý nhân sự, văn phòng không giấy tờ.
Vì vậy, FPT đưa ra “mũi tiêm” đầu tiên tập trung vào các vấn đề cốt yếu nhất của doanh nghiệp khi không thể đến văn phòng làm việc, không thể gặp gỡ trực tiếp khách hàng cũng như không kiểm soát được hiệu quả công việc. Gói giải pháp số FPT eCovax giúp các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có thể điều hành doanh nghiệp liên tục, thông suốt. Không dừng ở đó, các giải pháp số này sẽ giúp doanh nghiệp tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn trong bình thường mới, duy trì kháng thể cho doanh nghiệp lâu dài.
FPT mong muốn với Chương trình eCovax, các doanh nghiệp có thể “bổ sung” những “kháng thể số” cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch trong quản trị, vận hành, kinh doanh, bán hàng…giảm thiểu những tác động do Covid-19 đảm bảo kinh doanh không gián đoạn đi từ “sống sót đến thịnh vượng”./.
Hồng Quyên