Empire777

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi TưNgày 7/11, Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp với Viện Chiến lược và C kqbd thổ nhĩ kỳ

【kqbd thổ nhĩ kỳ】Bàn giải pháp gỡ “nút thắt” chậm giải ngân vốn đầu tư công

đầu tư công

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi Tư

Ngày 7/11,àngiảiphápgỡnútthắtchậmgiảingânvốnđầutưcôkqbd thổ nhĩ kỳ Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức hội thảo khoa học “Tăng cường công tác thanh toán vốn đầu tư công trong bối cảnh triển khai pháp luật về đầu tư công”.

Bộ Tài chính nỗ lực gỡ vướng giải ngân vốn đầu tư công

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết, xét về kế hoạch hay dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm, các cấp, các ngành luôn đặt ra mục tiêu đảm bảo giải ngân hết kế hoạch, song thực tế cho thấy luôn có sự chênh lệch nhất định.

Theo ông Lê Tuấn Anh, qua theo dõi tình hình giải ngân nguồn ngân sách trung ương cho thấy, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2018 đạt thấp, đến nay chỉ đạt 72% kế hoạch ngân sách trung ương đã giao cho cả giai đoạn. Tính đến 31/10/2018, tỷ lệ giải ngân mới đạt 367.961/513.446 tỷ đồng.

Trước thực trạng kết quả giải ngân thấp so với kế hoạch của Quốc hội giao, hàng năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn có những chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy mạnh tiến độ giải ngân. Ông Lê Tuấn Anh cho biết, về phía Bộ Tài chính với vai trò được giao là cơ quan quản lý thanh toán vốn đầu tư, trong quá trình điều hành ngân sách đã luôn chủ động tổng hợp, nắm bắt tình hình, bám sát tiến độ giải ngân vốn đầu tư các dự án, tích cực tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

“Đối với cơ chế quản lý giải ngân hiện nay đã được sửa đổi, đơn giản tối đa về trình tự, thủ tục, thời gian. Các vướng mắc từ các bộ, địa phương gửi về Bộ Tài chính được nghiên cứu trả lời ngay”, ông Lê Tuấn Anh nói.

Năm 2016, kế hoạch vốn đầu tư ngân sách trung ương (NSTW) là 163.024 tỷ đồng, giải ngân đạt 145.306 tỷ đồng, đạt 89,1% kế hoạch.

Năm 2017, kế hoạch vốn đầu tư NSTW là 174.457 tỷ đồng, giải ngân đạt 134.493 tỷ đồng, đạt 77,1% kế hoạch.

Năm 2018, kế hoạch vốn đầu tư NSTW là 175.965 tỷ đồng, giải ngân tính đến 31/10 đạt 88.162 tỷ đồng, đạt 50,1% kế hoạch.

Giải ngân vẫn “ì ạch”do đâu?

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, song trên thực tế việc giải ngân thời gian qua vẫn rất chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, vướng mắc trong giải ngân là từ cơ chế chính sách và quá trình triển khai thực hiện. Các vướng mắc về cơ chế chính sách quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; còn trong triển khai thực tế, vướng mắc chủ yếu đến từ khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng…

Ngoài ra, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định mức tạm ứng hợp đồng không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), tuy nhiên không quy định thu hồi tạm ứng ngay từ lần đầu tiên và không quy định mức vốn tạm ứng phải thu hồi từng lần, do đó, thời gian theo dõi số dư tạm ứng dài, dễ gây rủi ro trong quá trình kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước (KBNN)…

Theo nhận định của bà Lương Thị Hồng Thúy, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, KBNN, trong quá trình triển khai thực hiện, việc các cấp thẩm quyền giao dự toán cho cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới còn chậm. Cùng với đó, quy định thời gian giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm được kéo dài sang năm sau cũng gây tâm lý ỷ lại cho các bộ, ngành và địa phương, “để dành” việc, đến cuối năm mới bắt đầu đôn đốc thực hiện kế hoạch, trường hợp không thực hiện hết kế hoạch thì sẽ được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện, nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm.

Việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán gửi KBNN của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án nhiều trường hợp còn chậm, chưa tuân thủ theo thời gian quy định.

Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của một số dự án còn bị kéo dài so với quy định do kết quả thực hiện thủ tục hành chính phụ thuộc vào ý kiến chấp thuận của nhiều cơ quan, nhiều cấp quản lý chuyên ngành.

Tiếp tục gỡ vướng

Tại hội thảo, đại diện KBNN đề xuất Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung sửa đổi các vướng mắc về cơ chế chính sách quy định tại Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn…, nhằm tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai theo đúng tiến độ với chất lượng cao…

Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, có cơ chế giám sát kết quả, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu từng bộ phận, trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức. Bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ để triển khai kịp thời, có kế hoạch đánh giá từng thời kỳ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao.

Còn theo quan điểm của TS Vũ Đình Ánh, cần kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư công kém hiệu quả. Tiếp tục cải cách thủ tục quản lý đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những chủ đầu tư dự án tốt đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đi đôi với giải ngân vốn kịp thời theo đúng tiến độ, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.

Đồng thời, Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành trung ương và địa phương nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công một cách hiệu quả với quy trình xét duyệt, phê chuẩn và giải ngân vốn dự án đầu tư công rõ ràng, gọn nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả, chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư công./.

Bùi Tư

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap