Empire777

Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Văn ChungTrên 60 triệu mã số thuế được khớp đúng, chuẩn hóaNgày 6/1/20 bảng xếp hạng fifa bóng đá nam thế giới

【bảng xếp hạng fifa bóng đá nam thế giới】Người dân thuận tiện, ngân sách được lợi

Người dân thuận tiện, ngân sách được lợi
Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Văn Chung

Trên 60 triệu mã số thuế được khớp đúng, chuẩn hóa

Ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý thuế đối với thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số để áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế trên CSDL lớn.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngày 20/12/2022, Tổng cục Thuế ký với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06) - Bộ Công an quy trình về việc “Trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quản lý thuế lần đầu”. Từ tháng 12/2022 đến hết tháng 12/2023, Tổng cục Thuế và Cục C06 - Bộ Công an trao đổi dữ liệu 3 lần theo hình thức trực tiếp. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế quyết liệt chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố rà soát, chuẩn hóa thông tin người nộp thuế (NNT) đối với các trường hợp chưa khớp đúng với CSDL quốc gia dân cư Bộ Công an.

Theo Tổng cục Thuế, 7 tháng đầu năm 2024, số lượng mã số thuế cơ quan thuế đã rà soát, chuẩn hóa (trong số 26,5 triệu mã số thuế) là 9,75 triệu mã số thuế, đạt 36,7%. Trong đó, số lượng mã số thuế khớp đúng là 5,72 triệu, đạt 21,5%; số đã rà soát và còn vướng mắc chưa khớp đúng với CSLD quốc gia dân cư là 4,03 triệu mã số thuế.

Lũy kế từ khi triển khai đến thời điểm 15/7/2024, số lượng khớp đúng CSDL quốc gia dân cư là 60,32 triệu mã số thuế (trên tổng số 80,8 triệu mã số thuế), đạt 74,65% tổng số lượng mã số thuế cá nhân. Tổng cục Thuế cho biết, nếu loại trừ nhóm 5 (nhóm mã số thuế không bao gồm người phụ thuộc và các mã số thuế không có nghĩa vụ thuế hoặc không có thông tin giấy tờ chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD) thì đã hoàn thành trên 94,7% việc rà soát.

Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, việc chuẩn hóa mã số thuế có ý nghĩa rất lớn, giúp thay đổi phương thức quản lý thuế từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý toàn dân thông qua mã định danh cá nhân.

Tiếp tục rà soát cập nhật, làm giàu cơ sở dữ liệu

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, để công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đạt hiệu quả, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm tránh thất thu thuế và đảm bảo chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng. Về phía Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản dưới luật có liên quan nhằm tăng cường trách nhiệm trong việc khai thuế, nộp thuế và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế của các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh doanh TMĐT...

Ngoài ra, thực hiện rà soát, đối chiếu nguồn CSDL với tình hình khai thuế, nộp thuế của tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT để xác định các trường hợp chưa khai thuế, hoặc khai thuế chưa đầy đủ, truy thu, xử phạt theo đúng quy định.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, khi tích hợp và đồng bộ hóa số CCCD làm mã số thuế chắc chắn sẽ giúp cho công tác quản lý thuế được thuận tiện hơn rất nhiều, đồng thời hạn chế được các tình trạng gian lận và thất thu thuế.

Ông Nguyễn Văn Được phân tích, việc đồng bộ hóa CSDL quốc gia về dân cư và dữ liệu NNT sẽ giúp cho cơ quan thuế thuận tiện trong việc quản lý, tra cứu, phân tích, đánh giá và thực hiện các thủ tục hành chính cũng như các nghiệp vụ chuyên môn quản lý thuế đối với NNT. Ví dụ như các thông tin về NNT được cập nhật thay đổi kịp thời theo sự thay đổi của CCCD.

Đặc biệt, khi tích hợp đồng bộ xong CCCD với mã số thuế thì mọi giao dịch được gắn với số CCCD hoặc số định danh sẽ tạo thuận tiện cho quá trình truy vết giao dịch trong thanh tra, kiểm tra thuế được dễ dàng và hiệu quả từ đó nâng cao hiệu quả hiệu lực của công tác quản lý, thu nộp thuế.

Trong hội nghị do Chính phủ tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian tới, tiếp tục tăng cường kết nối dữ liệu, liên thông đồng bộ giữa các bộ, ngành, đặc biệt dữ liệu dân cư, dữ liệu TMĐT, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng…, để đối chiếu một cách nhanh chóng yêu cầu kê khai nộp thuế, yêu cầu thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, tiếp tục rà soát hoàn thiện pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT. Theo đó, sửa đổi Nghị định số 117/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; quản lý hoạt động TMĐT qua mạng xã hội, đối chiếu với ngân hàng để thu thuế.

ÔNG PHẠM TẤN CÔNG – CHỦ TỊCH LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI): Rà soát, xây dựng chính sách pháp luật toàn diện, đồng bộ
Người dân thuận tiện, ngân sách được lợi

Việc tận dụng dữ liệu từ hoạt động TMĐT để phục vụ quản lý thuế và hải quan là rất có tiềm năng, mang lại hiệu quả cao. Để làm được điều này thì cần có sự phối hợp giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan, công an và các đơn vị cung cấp dịch vụ nền tảng TMĐT như các sàn giao dịch TMĐT, các ngân hàng và các đơn vị vận chuyển.

VCCI thường xuyên tham vấn doanh nghiệp về tính khả thi của việc kết nối, chia sẻ dữ liệu. Đa số doanh nghiệp đồng tình với lợi ích của việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, song có nhiều sự khác biệt về nội dung và cách thức thực hiện.

Thời gian tới, VCCI tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành huy động và tổ chức cho doanh nghiệp tham gia xây dựng chính sách quản lý nhà nước quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, do đây là vấn đề khó và mới, nặng tính kỹ thuật. Do đó, đề nghị ngành Thuế tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, các nước. Doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp thông tin, tài liệu phối hợp cùng cơ quan thuế đưa ra chính sách vừa bảo đảm việc thu đúng, thu đủ cho ngân sách, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế.

ÔNG TRỊNH VIỆT HÙNG – CHỦ TỊCH UBND TỈNH THÁI NGUYÊN: Cần chuyển từ cơ chế “sẵn sàng chia sẻ thông tin” sang “chia sẻ thông tin”

Người dân thuận tiện, ngân sách được lợi

Tỉnh Thái Nguyên là một trong 4 địa phương được Chính phủ chọn làm mô hình điểm triển khai Đề án 06. Với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả và việc triển khai ứng dụng thu thập thông tin tự động của Cục Thuế Thái Nguyên kết hợp với đồng bộ CSDL quốc gia về dân cư, công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đạt được kết quả tích cực.

Cục Thuế Thái Nguyên đã hỗ trợ trực tiếp cho 15 cục thuế tỉnh/thành phố thu thập thông tin của các gian hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để cùng phối hợp quản lý tốt nguồn thu. Ứng dụng thu thập thông tin tự động do Cục Thuế Thái Nguyên xây dựng đang được Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính nghiên cứu nhân rộng triển khai trên toàn quốc.

Để làm tốt hơn trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên đề nghị các bộ, ngành thống nhất nâng cấp, đồng bộ hệ thống quản lý, chuyển từ “sẵn sàng chia sẻ thông tin” sang “chia sẻ thông tin” về các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT để phục vụ công tác quản lý thu thuế đối với các sàn giao dịch TMĐT, các ứng dụng bán hàng trên không gian mạng...

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap