Cúp C1

【bảng xếp hạng bóng đá cúp c2】Nước bể bơi ai quản ?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Rước bệnh vì... quá tảiTheo khảo sát của phóng viên, hiện nay hầu hết các quận nội, ngoại thành của bảng xếp hạng bóng đá cúp c2

nuoc be boi ai quan

Rước bệnh vì... quá tải

Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay hầu hết các quận nội, ngoại thành của Hà Nội đều có khoảng 10 bể bơi lớn nhỏ, giá cả dịch vụ cũng đa dạng để phục vụ nhu cầu bơi của người dân. Tuy nhiên, chỉ từng đó là chưa đủ để phục vụ các thượng khách. Tại các giờ cao điểm từ 6 giờ sáng đến 8 giờ và từ 16 giờ đến 18 giờ, tình trạng quá tải tại các bể bơi thường xuyên xảy ra. Chị Đoàn Thị Hương, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội cho biết, giá vé tại các bể bơi chênh lệch khá lớn, song tình trạng quá tải không vì thế mà giảm. Lượng người quá đông, cứ bơi được một đoạn lại va phải người khác. Bên cạnh đó, sau một vài lần tới các bể bơi, tôi thấy rất khó chịu vì mùi hóa chất bốc lên nồng nặc, nước xanh lờ lờ, bên dưới đáy bể cáu bẩn, đôi lúc còn có cả rác nổi lềnh phềnh", chị Hương nói.

Một ý kiến khác của chị Dương Thị Hà, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội thì cho rằng, khi chọn bể bơi chị thường căn cứ vào giá với hi vọng giá càng cao, chất lượng càng tốt, song có đôi lúc đắt chưa hẳn “xắt ra miếng", bởi ý thức của người bơi không cao mang lại nhiều phiền toái.

Về giá giá dịch vụ, theo tìm hiểu phóng viên được biết giá vé ở các bể bơi Hà Nội dao động từ 60.000 đồng đến trên 200.000 đồng/lượt. Không quan tâm tới giá vé khi chọn bể bơi, song điều khiến nhiều người lo sợ là tình trạng sức khỏe bản thân bởi chất lượng nước của các bể bơi không đảm bảo.

Cảnh báo về nguy cơ bệnh tật tại các bể bơi, bác sỹ Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, vào Hè một số bệnh ngoài da do nấm như hắc lào, nấm móng, nấm kẽ chân, nấm tóc rất dễ lây nhiễm ở các bể bơi, bởi các vi khuẩn trong nước dễ xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở dù nhỏ ở trên da và gây bệnh. Không chỉ vậy, trong nước bể bơi luôn có một số hóa chất như các hợp chất có chứa Clo dùng để diệt khuẩn còn có thể gây dị ứng, viêm da, sạm da đối với những người nhạy cảm, nhất là với trẻ nhỏ.

Chưa kể, theo bác sỹ Hoàng Cương, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương, nếu không đảm bảo chất lượng nước, bể bơi công cộng cũng chính là môi trường lây lan các bệnh truyền nhiễm khác như đau mắt đỏ, viêm hạt mắt, viêm tai hay các bệnh tiêu hóa như nhiễm lỵ trực khuẩn, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp.

nuoc be boi ai quan

Việc quá tải tại các bể bơi khiến cho nguy cơ lây lan bệnh tật là khó tránh. Ảnh: Thu Hà.

Tự chịu trách nhiệm

Căn cứ Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bơi, lặn vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động chuyên môn trên địa bàn. Theo đó, toàn bộ bể bơi là do ngành Văn hóa quản lý. Các cơ sở kinh doanh bơi lội có thể mang mẫu nước của mình đến bất kỳ cơ sở y tế nào được cấp phép để xét nghiệm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu phóng viên được biết, rất ít bể bơi thực hiện việc xét nghiệm nước, cũng như rất ít các cuộc thanh, kiểm tra của ngành Văn hóa với các cơ sở kinh doanh dịch vụ bơi lội liên quan đến chất lượng nước mà chỉ kiểm tra xem cơ sở có đủ phao, nhân viên cứu hộ, y tế, biển báo... theo quy định hay không, còn chất lượng thế nào, một số địa phương phải giao cho trung tâm y tế dự phòng, bởi theo lý giải cơ sở này mới có đủ phương tiện, kỹ thuật kiểm tra (!?)

Theo đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (đơn vị được giao trách nhiệm thanh, kiểm tra, quản lý chất lượng các bể bơi, khu vui chơi dưới nước trên địa bàn), việc giám sát, lấy mẫu nước kiểm nghiệm chỉ được tiến hành 1 lần/năm do kinh phí đầu tư xét nghiệm mẫu nước có hạn. Trên thực tế, Trung tâm cũng chỉ có thể kiểm tra một số bể bơi, còn lại giao cho các quận huyện kiểm tra, giám sát. Chủ yếu các cơ sở bể đều phải tiến hành nội kiểm định kỳ, ví như tự mang mẫu nước đi xét nghiệm, tự công bố và phải tự chịu trách nhiệm. “Tuy nhiên, cũng không phủ nhận có một số ít bể bơi vì mục đích thương mại mà đã không đảm bảo được chất lượng”, đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội thừa nhận.

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh tật qua bể bơi theo chuyên gia Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), các bể bơi cần yêu cầu khách hàng thực hiện nghiêm quy định tắm nước sạch trước khi xuống bể bơi để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh. Bản thân mỗi người đi bơi cũng nên nâng cao ý thức cộng đồng bằng việc, nếu phát hiện bản thân mắc bệnh, nhiễm khuẩn thì tuyệt đối không nên đi bơi. Khi đi bơi không nên đi vệ sinh tại bể bơi, như vậy vừa không tốt cho bản thân vừa gây nguy hiểm tới những người xung quanh.

Để có những bể bơi an toàn, đảm bảo vệ sinh rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cũng như ý thức tự giác chấp hành quy định về an toàn bơi của các chủ đầu tư về công tác cứu hộ, cứu đuối; bảo đảm về y tế, chất lượng nguồn nước… Bên cạnh đó, bản thân người dân khi đi bơi cũng phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap