【bxh ngoại hạng a】Nền tảng cửa khẩu số đem lại nhiều giá trị ưu việt

Thêm một đơn vị hải quan triển khai nền tảng cửa khẩu số thông minh
Việc áp dụng nền tảng cửa khẩu số thông minh dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hải quan và doanh nghiệp.

Những bước đi đầu tiên ở Lạng Sơn

Nền tảng cửa khẩu số đã được tỉnh Lạng Sơn khởi động xây dựng từ tháng 7/2021 trên 2 nguyên tắc: tuân thủ tuyệt đối quy định nghiệp vụ của tất cả các ngành tham gia hoạt động nghiệp vụ tại cửa khẩu; tối đa việc số hóa các quy trình nhằm đem lại giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại cửa khẩu.

Trong đó, Nền tảng cửa khẩu số giúp tự động hóa quy trình, giảm thời gian cho doanh nghiệp thông quan; đồng thời tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước; tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý tại cửa khẩu; phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo; cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Với những bước đi đầu tiên, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đưa vào vận hành thí điểm Nền tảng cửa khẩu số tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị từ ngày 19/1/2022 và cửa khẩu Tân Thanh từ 21/2/2022. Thời gian triển khai thí điểm Nền tảng cửa khẩu số dự kiến kéo dài đến hết tháng 6/2022.

Theo đánh giá từ Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn, hiện có 100% các xe hàng khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số trước khi vào cửa khẩu và được lực lượng chức năng kiểm tra, xác nhận trên nền tảng cửa khẩu số (bao gồm cả xe nhập và xe xuất).

Số liệu thống kê trên hệ thống cho thấy, đã có gần 47 nghìn phương tiện xuất nhập khẩu thực hiện khai báo trên Nền tảng cửa khẩu số. Trong đó, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị có 5.872 phương tiện xuất và 17.845 phương tiện nhập. Còn tại cửa khẩu phụ Tân Thanh có 12.375 phương tiện xuất và 10.180 phương tiện nhập.

Đồng thuận, phối hợp triển khai

Nhận thấy ưu việt của nền tảng này, vừa qua, UBND TP. Móng Cái (Quảng Ninh) đã thành lập Tổ công tác triển khai nền tảng cửa khẩu số thông minh tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II.

Thêm một đơn vị hải quan bắt tay xây dựng nền tảng cửa khẩu số thông minh
Thông quan hàng hóa qua cửa khẩu cầu Bắc Luân II.

Tổ công tác triển khai Nền tảng cửa khẩu số thông minh tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II, TP. Móng Cái có nhiệm vụ ban hành kế hoạch triển khai thiết lập, vận hành Hệ thống cửa khẩu số thông minh tại cửa khẩu Bắc Luân II.

Đồng thời, tổ này tham mưu cho chính quyền TP. Móng Cái chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, đại lý làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu cầu Bắc Luân II đồng thuận, phối hợp triển khai hiệu quả hệ thống cửa khẩu số.

Tổ cũng sẽ tham mưu cho chính quyền thành phố ban hành quy trình vận hành trên cơ sở thống nhất với quy trình của đơn vị tư vấn đề xuất, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật hệ thống cửa khẩu tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II; thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý ngay các vướng mắc phát sinh.

Hiện nay, TP. Móng Cái đã tích cực phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Viễn thông Quảng Ninh, khảo sát, nghiên cứu tình hình triển khai và thực hiện mô hình cửa khẩu số tại tỉnh Lạng Sơn; khảo sát cụ thể tại các cửa khẩu, lối mở, các cơ quan khối cửa khẩu trên địa bàn Móng Cái để tiến tới xây dựng một nền tảng hạ tầng cửa khẩu số thông minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

Đơn vị tư vấn là Viễn thông Quảng Ninh đã xây dựng đề án Xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Mô hình đáp ứng giải pháp tự động hóa quy trình xuất nhập khẩu, nhằm giảm tải cho doanh nghiệp thông quan, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, TP. Móng Cái đang tập trung đầu tư hạ tầng số, triển khai từng bước công cuộc chuyển đổi số toàn diện, nhằm xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số… tạo động lực và nền tảng vững chắc phát triển kinh tế, xã hội địa phương.