游客发表
发帖时间:2025-01-10 08:06:28
TCNXX sẽ thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu vào EU
EU được đánh giá là một trong những thị trường xuất khẩu lớn và nhiều tiềm năng đối với hàng hóa Việt Nam. Theệptựchứngnhậnxuấtxứhànghóatừnăkhimkio thống kê của Bộ Công thương, chỉ tính riêng trong quý I/2018, kim ngạch xuất khẩu sang EU của nước ta đạt 9,83 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Bộ Công thương cho biết, từ tháng 1/2019, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này phải tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX) hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi GSP. Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho hay, phần lớn hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU hiện nay là các mặt hàng da giày, dệt may, thủy sản, thủ công mỹ nghệ… Đây cũng là các mặt hàng yêu cầu TCNXX nhiều nhất.
Theo thống kê của Bộ Công thương, cả nước hiện có 2.700 doanh nghiệp đang xuất khẩu sang thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
“Việc EU yêu cầu DN bắt buộc phải TCNXX khi xuất khẩu trong thời gian tới là tương đối gấp gáp. Song điều đó không có gì đáng lo ngại bởi doanh nghiệp Việt đã được tập dượt TCNXX trước đó khi xuất vào ASEAN. Mặt khác, việc TCNXX hàng hóa khá đơn giản nếu như doanh nghiệp tìm hiểu và thực hiện bài bản theo hướng dẫn” - đại diện Bộ Công thương nhấn mạnh.
Về vấn đề này, bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trên thực tế, thời gian qua để được hưởng ưu đãi GSP các doanh nghiệp đã thực hiện chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu vào EU theo quy trình xin C/O ở VCCI và Bộ Công thương. Đến năm 2019, điều khác biệt duy nhất thay vì Bộ Công thương hay VCCI cấp C/O, thì DN sẽ tự cấp C/O cho chính mình bằng cách ghi một dòng lên chứng từ và hóa đơn là "sản phẩm này đạt tiêu chí để hưởng GSP".
Theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp TCNXX không chỉ giúp DN tự chủ động được các đơn hàng xuất khẩu, tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực mà còn là yếu tố thúc đẩy xuất khẩu phát triển, góp phần gia tăng lượng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU một cách nhanh chóng, bền vững.
Bên cạnh đó, ông Hải cho biết, trước đây số lượng doanh nghiệp được trao quyền TCNXX hàng hóa chưa nhiều, do làm thí điểm nên doanh nghiệp phải đáp ứng một số tiêu chí về kim ngạch xuất khẩu, độ uy tín mới được các cơ quan chức năng công nhận kết quả TCNXX. Tuy nhiên, đến năm 2019, hoạt động TCNXX sẽ dễ dàng hơn và mở rộng hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xuất khẩu vào EU sẽ rộng mở hơn.
TCNXX hàng hóa khá đơn giản nếu như doanh nghiệp tìm hiểu và thực hiện bài bản theo hướng dẫn. Ảnh: TL |
Thêm vào đó, cũng theo các chuyên gia, cơ chế TCNXX hàng hóa khi xuất vào EU không chỉ đem lại nhiều lợi ích hơn cách làm truyền thống, mà doanh nghiệp còn có thể chủ động trong phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ, từ đó giảm chi phí giao dịch... Đồng thời giúp doanh nghiệp nắm bắt sâu cam kết về quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do, qua đó tận dụng tối đa lợi ích cắt giảm thuế quan.
Nhà nước và doanh nghiệp đã sẵn sàng?
Trước những yêu cầu từ thực tiễn nêu trên, đại diện Bộ Công thương cho hay, đến nay bộ này đã chuẩn bị các công tác để hỗ trợ doanh nghiệp nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện khi quy định trên có hiệu lực. “Bộ Công thương đang chuẩn bị tập huấn, hướng dẫn và là nơi doanh nghiệp đăng ký để khi thực hiện nếu có vấn đề gì xảy ra trong quá trình giao thương. Bộ Công thương sẽ nắm được thông tin để phối hợp với phía EU truy suất nguồn gốc hàng hóa và doanh nghiệp”, ông Hải cho biết.
Đồng thời, hiện Bộ Công thương cũng đang tích cực xây dựng thông tư hướng dẫn doanh nghiệp TCNXX hàng hóa khi xuất khẩu sang EU. Sau khi thông tư được ban hành, Bộ sẽ phối hợp với VCCI, các hiệp hội, ngành hàng như da giày, dệt may, thủy sản… để tập huấn và hướng dẫn cho doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể TCNXX nhanh chóng, chính xác, không mất thời gian đi lại và chi phí như cách xin cấp C/O truyền thống.
Về phía doanh nghiệp, khi biết thông tin này, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm hiểu về quy định để có sự chuẩn bị, chủ động thực hiện. Bà Trương Thị Bình - Giám đốc kinh doanh tại Công ty cổ phần Gỗ Đức Thành cho biết: Từ lâu, nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu là gỗ rừng trồng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do đó, khi làm các đơn hàng xuất khẩu, vấn đề xin C/O đơn giản hơn các doanh nghiệp cùng ngành, song cũng mất khá nhiều thời gian, công sức và chi phí.
“Nếu doanh nghiệp được TCNXX khi xuất khẩu vào EU thì thuận hơn vì doanh nghiệp sẽ chủ động được thời gian, tiết kiệm được chi phí và trách nhiệm của doanh nghiệp cũng được nâng lên. Tuy nhiên, để thực hiện được doanh nghiệp cần tìm hiểu khá kỹ về quy định, quy trình và nên có nhân sự chuyên trách về việc này. Hiện công ty đang sử dụng ba nhân viên cho việc xin giấy chứng nhận xuất xứ, khai hải quan và các nhân viên được tham gia tập huấn thường xuyên để cập nhật thông tin, cách thức mới. ” - bà Bình chia sẻ.
Tố Uyên
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接