【bongda trực tiếp】Các thương vụ IPO lớn nhất thế giới

sau

Một nhà máy của Tập đoàn năng lượng quốc gia Aramco của Saudi Arabia.

Việc bán 1,ácthươngvụIPOlớnnhấtthếgiớbongda trực tiếp5% cổ phần sẽ giúp Saudi Aramco thu về 25,6 tỷ USD. Đây được coi là đợt IPO lớn nhất thế giới.

Saudi Aramco bắt đầu chào bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư với mức giá 8-8,5 USD/cổ phiếu. Saudi Arabia định giá tới 1.710 tỷ USD cho “gã khổng lồ” năng lượng này.

Với đợt IPO sắp tới, Saudi Aramco hy vọng vượt qua Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc với kỷ lục 25 tỷ USD khi tiến hành IPO tại thị trường New York (Mỹ) năm 2014. Alibaba cũng đang đặt mục tiêu huy động thêm 20 tỷ USD nữa, nhưng sẽ “chào bán” trên sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc).

Dưới đây là một số thương vụ IPO lớn khác trên thế giới tính đến nay:

- Tập đoàn đa quốc gia SoftBank đã huy động 23,5 tỷ USD thông qua IPO doanh nghiệp di động năm 2018 và là đợt chào bán cổ phiếu lớn nhất của Nhật Bản.

- Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện IPO năm 2010 tại Hong Kong và Thượng Hải, thu về 22,1 tỷ USD.

- Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), lên sàn năm 2006, cũng giao dịch trên thị trường Hong Kong và Thượng Hải, với đợt IPO 21,9 tỷ USD.

- AIA Group, một đơn vị thuộc Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ, lên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong năm 2010, với giá trị 20,5 tỷ USD.

- Visa Inc., tập đoàn thanh toán thẻ của Mỹ, phát hành IPO tại New York năm 2008, thu về 19,6 tỷ USD.

- NTT DoCoMo, nhà khai thác viễn thông di động Nhật Bản, tiến hành IPO tại Tokyo năm 1998, với tổng giá trị vào khoảng 18,4 tỷ USD.

- General Motors, “gã khổng lồ” ô tô của Mỹ, trở lại thị trường chứng khoán New York và Toronto năm 2010, sau khi được chính phủ “giải cứu” một năm rưỡi trước đó, đã huy động được 18,1 tỷ USD.

- Enel, tập đoàn năng lượng của Italy, bắt đầu giao dịch năm 1999 tại Milan và New York, thu về 17,4 tỷ USD.

- Facebook, mạng xã hội hàng đầu thế giới, đã ghi nhận đợt IPO lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ năm 2012 tại New York, huy động được 16 tỷ USD.

- NTT (Nippon Telegraph & Telephone Corp), tập đoàn viễn thông lớn nhất của Nhật Bản, từng thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện cổ phần hóa năm 1986 tại Nhật Bản, thu về 13,6 tỷ USD.

- Deutsche Telekom, tập đoàn viễn thông của Đức, lên sàn giao dịch tại Frankfurt, New York và Tokyo năm 1996, huy động được 13 tỷ USD.

Theo TTXVN