【kèo nhà cái hôm.nay】Nỗi lo mùa khô hạn

Báo Cà MauGhé thăm nhà những hộ dân sống ven khu vực lâm phần, dường như ai cũng lắc đầu ngao ngán trước tình hình khô hạn đang diễn ra gay gắt như hiện nay. Lượng nước rút nhanh do nắng nóng không chỉ khiến cho công tác phòng, chống cháy rừng trở nên căng thẳng mà nó còn kéo theo cuộc sống của các hộ dân trong lâm phần rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Ghé thăm nhà những hộ dân sống ven khu vực lâm phần, dường như ai cũng lắc đầu ngao ngán trước tình hình khô hạn đang diễn ra gay gắt như hiện nay. Lượng nước rút nhanh do nắng nóng không chỉ khiến cho công tác phòng, chống cháy rừng trở nên căng thẳng mà nó còn kéo theo cuộc sống của các hộ dân trong lâm phần rơi vào hoàn cảnh khó khăn. 

Ông Đặng Văn Út, ở Ấp 16, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, vụ mùa qua làm 15 công đất phát, thu hoạch vỏn vẹn chỉ 10 giạ lúa, nhưng chất lượng lúa cũng không cao. Ông Út cho biết: “Do lúa lép nên khi suốt lúa xong, chủ thùng suốt không chịu lấy lúa hồi, mà ăn công 10.000 đồng/bao. Tính ra vụ rồi, thuê mướn nhân công mất gần 3 triệu đồng nhưng gia đình tôi chỉ thu lại được số lúa lép không đủ ăn cho năm nay”.

Trước tình hình khô hạn, nhiều hộ dân Ấp 16, xã Nguyễn Phích chỉ biết dựa vào việc kiếm củi hầm than để trang trải cuộc sống.

Nhiều hộ dân khu vực Ấp 16, xã Nguyễn Phích cũng lâm vào tình cảnh không khác gì ông Út. Mặc dù biết trước vụ mùa năm nay rất khó để cấy lúa, nhưng người dân vẫn cố gắng làm vì đây là con đường mưu sinh gần như duy nhất với họ để chờ ngày khai thác tràm. Không ít hộ bị mất trắng, may mắn lắm cũng chỉ thu hoạch được vài giạ lúa mùa.

Càng khó khăn hơn khi khu vực Ấp 16 bị nhiễm phèn nặng. Tình hình nắng nóng như hiện nay, bà con cũng không thể phát triển trồng trọt hay chăn nuôi vì không chủ động được việc tưới tiêu. Ông Út cho biết: “Trong lúc nông nhàn, tôi chỉ có thể đi mua củi ngọn sau khai thác về hầm than bán kiếm tiền trang trải cuộc sống hằng ngày. Có trồng cây gì thì khi tưới nước bị xì phèn cũng chết hết”.

Khu vực Ấp 14, xã Nguyễn Phích là một trong những nơi khấm khá của vùng lâm phần, vậy mà tình cảnh của bà con năm nay cũng không khá hơn các nơi khác. Ông Trần Việt Hồng, Bí thư Chi bộ Ấp 14, thông tin: “Theo chỉ tiêu nghị quyết, năm nay chúng tôi phấn đấu lúa vụ 2 đạt năng suất từ 4-4,5 tấn/ha. Nhưng do ảnh hưởng của hạn hán, năng suất bình quân chỉ đạt 3 tấn/ha. Cá biệt có vài hộ bị thiệt hại hoàn toàn”.

Nguồn thu nhập đáng kể của bà con trong mùa khô này là cá đồng cũng bị giảm mạnh. Chính lượng mưa ít trong năm qua đã khiến cho việc sinh sản, tái đàn cá trong tự nhiên bị ảnh hưởng. Cộng thêm người dân khai thác quá mức khiến cá đồng trở nên khan hiếm. Ông Hồng cho biết: “Vụ mùa này, hộ khá lắm cũng chỉ thu hoạch cá đồng dao động từ 5-7 triệu đồng, còn những năm trước thu hoạch vài chục triệu đồng là bình thường”.

Ðáng nói hơn, mật ong đang có giá cao nhưng lượng mật lại giảm mạnh. Nguyên nhân do rừng tràm đa số mới được trồng lại. “Trước đây 100 cây kèo thì ong xuống khoảng 20 ổ, bây giờ cao lắm cũng chỉ đạt 10 ổ”, ông Ðặng Văn Út, người có thâm niên hàng chục năm ăn ong, cho hay.

Xóm 7 kinh: Kinh 25, 27, 29, thuộc các ấp từ 12-18, xã Khánh Thuận được xem là vùng đất màu mỡ của đất rừng U Minh Hạ cũng đang chịu chung cảnh oằn mình trong nắng hạn. Khu vực này được người dân phát triển mạnh các loại hoa màu trên bờ bao lâm phần, kể cả ngay trong mùa nắng hạn. Nhưng trong mùa khô năm nay, tình hình cũng không mấy khả quan.

Ông Phạm Văn Của, ở Ấp 18, xã Khánh Thuận, cho biết: “Nơi tôi ở trước đây trồng hoa màu nhiều lắm, nhưng thiếu nước riết rồi trồng không nổi nữa. Ngay đợt Tết vừa rồi, bà con cũng bỏ luôn vụ cải tùa xại. Hôm trước tôi có trồng vài đám cải xung quanh nhà để ăn, nhưng nắng nóng nó nảy mầm không được”.

Ông Của thông tin thêm, toàn bộ khuôn hộ chữ L nhà ông đều trồng chuối, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Cây chuối ít bị ảnh hưởng nắng hạn nhất. Vậy mà từ khi bước vào cao điểm mùa khô này, chuối rất hay bị gãy cổ buồng, làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất thu hoạch.

Trong cái nắng hạn khắc nghiệt, nhiều hộ dân vẫn đang cố gắng bám trụ tìm kế mưu sinh để giữ rừng. Tuy nhiên, nếu tình hình nắng hạn cứ kéo dài như hiện nay, người dân ven rừng sẽ ngày càng lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thực tế đã có nhiều thanh niên khu vực này ly hương tìm đến các khu công nghiệp để kiếm việc làm. Cuộc sống của nhiều hộ dân cũng như hàng ngàn héc-ta rừng tràm đang từng ngày khoắc khoải vượt qua mùa nắng hạn./.

Bài và ảnh: Trần Chương