Lý do nào khiến hàng loạt “đại gia” rút khỏi liên minh tiền ảo Libra của Facebook?ìmcáchtrấnandưluậnvềtiềnđiệntửlịch bóng đá hoàng anh gia lai |
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố Chính phủ các nước châu Âu sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn tiền điện tử Libra trước nguy cơ một công ty tư nhân có quyền lực và sức mạnh tiền tệ như một quốc gia có chủ quyền.
Phát biểu tại một diễn đàn do nhóm G30 (gồm các ngân hàng tư nhân và trung ương của nhiều nước trên thế giới) chủ trì, người đứng đầu dự án Libra, ông David Marcus nhấn mạnh ngay từ đầu, Facebook xác định rằng các mạng lưới thanh toán như của Libra sẽ không bị một công ty kiểm soát. Bên cạnh đó, ông Marcus cho biết Facebook để ngỏ khả năng sử dụng nhiều đồng tiền điện tử khác dựa trên tiền tệ ổn định của một số nước và khu vực như USD, euro, bảng Anh..., thay vì một loại duy nhất như đề xuất ban đầu. Ông Marcus tái khẳng định Facebook cam kết hợp tác với nhà chức trách để giải quyết những mối lo ngại về dự án.
Dự án của Facebook nhằm phát triển tiền điện tử Libra đã vấp phải những trở ngại lớn khi nhiều công ty lớn trong lĩnh vực thanh toán điện tử, trong đó có Mastercard Inc và Visa Inc, tuyên bố rút khỏi Liên minh Libra - tổ chức giám sát đồng tiền số Libra của Facebook. Tại cuộc họp hội đồng đầu tiên tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 14/10 vừa qua, Liên minh Libra công bố 21 thành viên chính thức sau khi một số đối tác lớn tuyên bố rút khỏi liên minh.
Hồi tháng 6 vừa qua, Facebook công bố kế hoạch phát hành tiền số Libra vào năm 2020, với sự hậu thuẫn của một rổ tài sản tiền tệ giúp đồng tiền này có giá trị ổn định hơn so với Bitcoin hay các đồng tiền số khác. Facebook tin tưởng Libra sẽ trở thành đồng tiền số toàn cầu, ổn định, lưu hành trên các điện thoại thông minh và có thể giúp hàng tỷ người không thể tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống tham gia vào hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp và giới chức quản lý tài chính tại nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại việc tạo ra một loại tiền điện tử chung cho toàn cầu có nguy cơ gây hỗn loạn hệ thống tài chính thế giới, vi phạm quyền riêng tư và tạo điều kiện cho hành vi rửa tiền. Ngày 18/10 vừa qua, lãnh đạo tài chính của nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) nhất trí siết chặt quản lý các đồng tiền điện tử và không cho phép phát hành những dạng tiền điện tử như Libra khi chưa giải quyết được những rủi ro đối với toàn cầu.