【kết quả bóng đá chấm com】Khơi nguồn cảm hứng cho phụ nữ khởi nghiệp
Mô hình “Giáo dục trẻ theo triết lý thuận tự nhiên"
Cảm hứng từ những cuộc thi
Tiếp nối thành công từ các cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp trong các năm 2019 và 2020,ơinguồncảmhứngchophụnữkhởinghiệkết quả bóng đá chấm com Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh tiếp tục tổ chức cuộc thi "Phụ nữ kinh doanh tài ba" năm 2022.
Thật bất ngờ khi cuộc thi đã nhận được đến 65 ý tưởng tham gia và trải qua hai vòng sơ khảo "Chinh phục" và vòng chung khảo "Bứt phá", cuộc thi đã chọn ra 14 ý tưởng xuất sắc nhất.
Tại vòng chung kết "Bùng nổ", kết quả thật ấn tượng khi giải nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Phương Nam (phường An Hòa, TP. Huế) với dự án "Giáo dục trẻ theo triết lý thuận tự nhiên", một ý tưởng mới mẻ, đang được dư luận xã hội quan tâm.
Bà Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh nhận xét, cuộc thi góp phần đẩy mạnh hơn nữa phong trào khởi nghiệp của các cấp hội, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Theo dõi các cuộc thi "Phụ nữ kinh doanh tài ba" và các cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp” do Hội LHPN tỉnh tổ chức, điều tôi cảm nhận được là chị em phụ nữ có nhiều cơ hội để trưng bày, giới thiệu tiêu thụ các sản phẩm thực tế của các dự án khởi nghiệp, gặp gỡ và giao lưu với các cố vấn/huấn luyện viên khởi nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp.
Các cấp hội phụ nữ ở Thừa Thiên Huế chủ trì và phối hợp tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cho các thí sinh tham gia các cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp; đồng thời, tổ chức các khóa học offline “Hành trình tới thành công” dành riêng cho nữ chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đợt cố vấn khởi nghiệp...
Sau khi tham gia lớp tập huấn khởi nghiệp, một nữ doanh nhân ở Huế tâm sự rằng: Khác với quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” ngày xưa, phụ nữ hiện đại nên độc lập về kinh tế để vừa tạo thu nhập cho bản thân, vừa có thêm nguồn thu lo cho gia đình. Do vậy, nhiều phụ nữ không muốn bó buộc ở nhà. Họ muốn ra ngoài kinh doanh dù quy mô lớn hay nhỏ thì cũng sẽ tốt hơn. Buổi tập huấn từ chương trình rất có ích với tôi, do trước đó bản thân chưa nắm được khi kinh doanh sẽ gặp phải khó khăn gì. Thông qua những chia sẻ từ các chuyên gia, tôi biết được cần phải làm gì để phát triển con đường kinh doanh tiếp theo.
Tạo điều kiện giúp phụ nữ khởi nghiệp
Không chỉ dừng lại ở ý tưởng, gần đây nhất, Hội thi của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ngày hội Huế Pitching (Chương trình gọi vốn cho doanh nghiệp nữ) tập hợp hội viên tham gia, và đã có 5 ý tưởng gọi vốn thành công, với số vốn hỗ trợ 1,4 tỷ đồng; có 208 ý tưởng đăng ký dự thi, trong đó có nhiều ý tưởng đạt giải ở Hội đã tiếp tục các cuộc thi khác do UBND tỉnh và Trung ương Hội tổ chức đạt giải cao. Đây cũng là cơ hội lớn cho các tác giả dự án tìm kiếm những doanh nhân, các nhà đầu tư, vườn ươm, tổ chức thúc đẩy hỗ trợ khởi nghiệp để làm cố vấn và đỡ đầu cho các dự án.
Thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” thúc đẩy phong trào phụ nữ có tư duy làm kinh tế mới mạnh dạn đổi mới sáng tạo, Hội LHPN tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển và Khởi nghiệp phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội LHPN tỉnh cũng tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các thủ tục thành lập Quỹ Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tỉnh với số vốn pháp định gần 4,5 tỷ đồng. Thông qua các kênh dẫn vốn trên, các cấp hội phụ nữ góp phần giúp đỡ, hỗ trợ vốn lãi suất thấp thúc đẩy cán bộ, hội viên phụ nữ khởi nghiệp vượt qua khó khăn trở ngại do thiếu vốn. Đến nay, các cấp hội thành lập 78 tổ liên kết, 11 tổ hợp tác, 6 hợp tác xã thuộc nhiều lĩnh vực, như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…
Để tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ khởi nghiệp và phát triển kinh tế, ngoài huy động nguồn vốn nội lực trên 65 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm tự nguyện tại chi hội (tối thiểu 5.000 đồng đến 10.000 đồng hội viên/tháng), các cấp hội mạnh dạn ký kết hợp đồng tín chấp nhận ủy thác với các ngân hàng với tổng dư nợ vốn trên 70 nghìn tỷ đồng cho trên 100 ngàn cán bộ, hội viên phụ nữ vay đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đã có nhiều tấm gương hội viên trưởng thành, phát triển doanh nghiệp thành công trong phong trào này, như chị Nguyễn Thị Thu Hiền (Công ty TNHH SXTM và dịch vụ Hichagol), chị Đinh Ái Mỹ Chi (Công ty TNHH Giáo dục và phát triển tiềm năng trẻ FMK); chị Nguyễn Thị Bé Ba ( Hợp tác xã nước mắm Phú Thuận), chị Huyền sản xuất và đóng gói tiêu thụ đặc sản Huế (Công ty TNHH Mộc Truly Huế); chị Kim Hằng (Công ty TNHH SXTM Yes-Huế)... Đây là những tấm gương điển hình sáng tạo kinh doanh thành công phát triển bền vững trong phong trào khởi nghiệp của phụ nữ Huế.
Nỗ lực hỗ trợ và giúp đỡ của các cấp hội phụ nữ thời gian qua thể hiện sự thấu hiểu, đồng hành và chia sẻ đối với hội viên phụ nữ; qua đó, giúp họ phát huy tính sáng tạo, kỹ năng khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, truyền cảm hứng cho nhiều giấc mơ khởi nghiệp của phụ nữ trở thành hiện thực.
Bài, ảnh: Huế Thu