【thứ hạng của giải vô địch bóng đá u21 châu âu】Khẩn trương có phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang sau khi sáp nhập

Trụ sở bỏ hoang sau khi sáp nhập

Nhiều trụ sở khang trang bị bỏ hoang sau khi thực hiện sáp nhập. Ảnh TL minh họa.

Tuy nhiên,ẩntrươngcóphươngánxửlýcáctrụsởbỏhoangsaukhisápnhậthứ hạng của giải vô địch bóng đá u21 châu âu sau khi sáp nhập, nhiều trụ sở đã bị bỏ hoang gây bức xúc dư luận, trong thời gian dài. Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm tới việc quản lý, xử lý các trụ sở, tài sản nhà nước sau khi thực hiện sáp nhập này.

Bộ Tài chính cho biết, thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021; Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiệp sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 (kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019).

Tại điểm b khoản 7 Mục III Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, Chính phủ giao UBND cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo các nội dung: “Rà soát, xây dựng phương án tiếp nhận, bàn giao, sử dụng các trụ sở làm việc, tài sản, cơ sở vật chất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiệp sáp nhập, hợp nhất tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau khi sắp xếp, bảo đảm sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát tài sản, đất đai khi đưa vào khai thác, sử dụng”.

Tại Điều 41, Điều 42, Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành (Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công…) đã quy định cụ thể các hình thức xử lý tài sản công của các cơ quan nhà nước khi có thay đổi về tổ chức, thay đổi chức năng, nhiệm vụ; thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục lập phương án, phê duyệt phương án, quyết định xử lý và tổ chức thực hiện việc xử lý theo từng hình thức. Đây là cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương lập phương án xử lý và tổ chức xử lý tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số phương tiện thông tin đại chúng thì hiện nay, nhiều địa phương mới chỉ quan tâm đến sắp xếp nhân sự; còn về công tác tổ chức thực hiện xử lý tài sản sau khi sắp xếp lại còn buông lỏng. Theo đó, hàng loạt trụ sở, công sản ở đơn vị sáp nhập đang bị bỏ hoang, lãng phí.

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo việc quản lý, xử lý đối với trụ sở làm việc, các tài sản khác của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi sắp xếp lại. Đồng thời, các địa phương cần có phương án xử lý kịp thời trụ sở, tài sản khác dôi dư bảo đảm công khai, minh bạch, đúng pháp luật, tránh thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước.

Vân Hà