Triệt để tiết kiệm,ảipháptiếtkiệmchốnglãngphínăbxh ngoai hang trung quoc chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán ngân sách năm 2022 | |
Triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách | |
Bộ Tài chính triển khai loạt biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo chiều ngày 24/7/2021 |
Nhiều kết quả tích cực
Cụ thể, về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) góp phần thực hiện thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các giải pháp tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội như các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu khác của NSNN (khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng) để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã chủ động xây dựng và cập nhật các kịch bản tăng trưởng kinh tế để có phương án điều hành NSNN phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện tốt quy định của pháp luật về thu NSNN, đẩy mạnh chống thất thu, xử lý nợ thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế.
Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, điều hành, sử dụng NSNN (ngân sách Trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55 nghìn tỷ đồng, bằng 5% dự toán Quốc hội giao); siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi NSNN...
Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư công, quản lý tài sản công, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư công đã được sửa đổi, phù hợp hơn với thực tiễn.
Thủ tướng Chính phủ giao toàn bộ kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2020 một lần theo tổng mức vốn đã được Quốc hội quyết định; kiên quyết điều chuyển vốn từ bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp sang bộ, cơ quan, địa phương có nhu cầu về vốn và có tỷ lệ giải ngân cao góp phần vào kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt 86,7% kế hoạch, cao hơn năm 2019 và cao nhất trong giai đoạn 2011-2020; giảm chi thường xuyên xuống còn 63,85%, chi đầu tư tăng lên 27,6% tổng chi ngân sách.
“Nhìn chung, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, kiểm soát và hạn chế được tác động của dịch bệnh”, “tư lệnh” ngành Tài chính nói.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng nêu rõ, một số bộ, ngành, địa phương chậm ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 và chậm báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 so với thời hạn quy định; hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ; tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục...
5 giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí 2021
Năm 2021, Chính phủ xác định phương châm hành động “đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển”, trọng tâm chỉ đạo, điều hành là tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới. Có một số nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chủ yếu.
Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên.
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm trật tự xã hội, phát triển kinh tế; phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế xã hội được Quốc hội thông qua (tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 6%, bình quân GDP đầu người khoảng 3.700 USD).
Thứ hai,tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các bộ, ngành, địa phương; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cho từng lĩnh vực, gắn với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội; kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí theo quy định của pháp luật.
Thứ tư,triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với công tác phòng chống tham nhũng; nâng cao công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện nghiêm việc công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Cơ bản tán thành với các mục tiêu, giải pháp nêu trong Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội lưu ý, về cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp: Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà các thành phần kinh tế ngoài nhà nước hoạt động hiệu quả hơn; hoàn thiện cơ chế chính sách phục vụ quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN giai đoạn tới; xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân chậm triển khai quá trình cổ phẩn hóa, thoái vốn nhà nước. Về quản lý, sử dụng NSNN: Tiếp tục cơ cấu lại NSNN; siết chặt kỷ cương - kỷ luật tài chính, thực hiện tốt chính sách tài khóa, kiểm soát chặt chẽ bội chi; có giải pháp hiệu quả để khắc phục việc giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ… |