Sáng kiến này tương thích với Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam,ởiđộngchươngtrìnhsảnxuấtlúagạobềnvữngtạiViệantwerp vs một kế hoạch toàn diện nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành và giúp tận dụng tốt hơn các cơ hội trên thị trường quốc tế. Theo đó, IFC sẽ hỗ trợ Lộc Trời thực hiện sản xuất lúa gạo theo bộ tiêu chuẩn của Diễn đàn lúa gạo bền vững quốc tế (SRP) dưới sự tham gia điều phối về kỹ thuật của các nhà khoa học đến từ Viện Lúa quốc tế IRRI.
Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, khoảng 4.000 nông dân sẽ được tập huấn về các tập quán canh tác mới nhằm nâng cao chất lượng, năng suất sản xuất. Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời tin tưởng Dự án sẽ giúp cho công ty xây dựng một thương hiệu gạo chất lượng cao và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho công ty và người nông dân Việt Nam. Tập đoàn Lộc Trời cam kết đẩy mạnh chương trình này trong thời gian tới.
Hiện nay, Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng mô hình chuỗi lúa gạo khép kín, với khoảng 25.000 nông hộ tham gia. Tập đoàn Lộc Trời mong muốn thiết lập và quản lý chuỗi lúa gạo bền vững ở ĐBSCL, là “ vựa lúa” của Việt Nam.
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC phụ trách các nước Việt Nam, Campuchia, Lào cho biết: “ IFC và Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ chung mong muốn kết nối nông dân sản xuất lúa gạo Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự hợp tác này tạo cơ hội cho người nông dân nâng cao năng suất và cải thiện sinh kế thông qua áp dụng việc canh tác bền vững.