【real madrid nữ】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 11/5/2016
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàreal madrid nữo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đã huy động 2 chiến đấu cơ J-11 và máy bay tuần tra Y-8 đến vùng biển có tàu khu trục USS William P. Lawrence của Hải quân Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông. Bắc Kinh còn tăng cường thêm 3 tàu khu trục, trong đó có một tàu mang tên lửa dẫn đường, nhằm "đe dọa và xua đuổi tàu Mỹ", báo Thanh Niên đưa tin theo Tân Hoa xã hôm 10/5.
Động thái điều máy bay, tàu chiến tới Đá Chữ Thập ngày 10/5 của Trung Quốc có thể khiến tình hình Biển Đông leo thang căng thẳng. Ảnh Reuters
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói rằng “việc xâm nhập bất hợp pháp của các tàu chiến Mỹ vào vùng biển của Trung Quốc là sự khiêu khích nghiêm trọng". "Chúng tôi không thể hình dung và tự hỏi phía Mỹ sẽ đi xa đến đâu trong việc quân sự hóa Biển Đông, phá hoại hòa bình và ổn định (của khu vực)", ông Dương nói trong một thông cáo báo chí.
Ông này còn cáo buộc việc tuần tra khẳng định ý định thực sự của Mỹ là ‘muốn khuấy động tình hình Biển Đông nhằm mục đích trục lợi từ khu vực này’. “Nó càng khẳng định rằng việc triển khai các cơ sở phòng thủ trên các đảo của Trung Quốc là hợp lý và cần thiết”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc bào chữa.
Tuyên bố này được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông, triển khai hệ thống tên lửa và radar ở khu vực này. Về vấn đề này, ông Dương cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh cho lực lượng tuần tra hải quân và không quân nhằm củng cố khả năng phòng thủ, bảo vệ cái gọi là “chủ quyền quốc gia, an ninh, hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Dù vậy, hiện chưa có ghi nhận về vụ đụng độ nào giữa tàu khu trục USS William P. Lawrence với đội tàu chiến và máy bay của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu khu trục USS William P. Lawrence vừa có chuyến tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý sát Đá Chữ Thập ở Biển Đông ngày 10/5. Ảnh US Navy
Trước đó vào ngày 10/5, tàu khu trục USS William P. Lawrence (DDG 110) của Hải quân Mỹ đã có chuyến tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý sát Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Đây là lần thứ 3 trong 7 tháng qua, tàu chiến Mỹ đến Đá Chữ Thập để thể hiện sự phản đối của Washington đối với đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh và hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Dân Trí, Malaysia và Trung Quốc ngày 10/5 đã nhất trí giải quyết những vấn đề liên quan tới Biển Đông qua Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đẩy nhanh quá trình hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Cụ thể, phát biểu với các phóng viên sau cuộc hội đàm với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Anifah Aman cho biết hai nước đã thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có vụ việc ngư dân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Malaysia mới đây.
Ngoại trưởng Anifah Aman cho biết: “Chúng tôi đã nêu quan ngại và Ngoại trưởng Vương Nghị cam kết sẽ theo dõi vụ việc đó. Chúng tôi tin rằng với tư cách là những người bạn, chúng tôi sẽ tìm ra giải pháp. Dù không phải là những quốc gia láng giềng song chúng tôi chia sẻ về vấn đề Biển Đông. Do vậy, chúng tôi nhất định tìm cách giải quyết những vấn đề đó”.
Malaysia, Trung Quốc nhất trí giải quyết các vấn đề Biển Đông qua DOC. Ảnh AFP
Ngoại trưởng Anifah thừa nhận rằng Malaysia đã đối diện với những vụ ngư dân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này do các khu vực chồng lấn ngoài biển giữa hai nước. Ông nói thêm: “Do vậy, Malaysia và Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết các vấn đề liên quan qua DOC và đẩy nhanh quá trình hoàn tất COC”.
Hồi tháng 3 vừa qua, có tin cho biết 100 tàu cá và tàu của lực lượng hải giám Trung Quốc bị phát hiện xâm phạm vùng biển của Malaysia. Sau đó, Bộ Ngoại giao Malaysia đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại nước này là ông Huang Huikang tới để xác nhận thông tin và bày tỏ quan ngại của Kuala Lumpur trong vụ việc này.
Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền các khu vực ở Biển Đông. Những tuyên bố chủ quyền về các khu vực chồng lấn này đã dẫn tới việc các bên ký DOC vào năm 2002 và mở đường cho việc đàm phán COC, bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra va chạm.
>> Lãnh đạo Thái Nguyên lên tiếng vụ phóng viên VTV bị chém khi tác nghiệp
Lan Anh (T/h)
Táo tợn cướp điện thoại iPhone 6 của nạn nhân ngay trước cửa nhà