Cụ thể,ẤnĐộdỡbỏlệnhápthuếchốngbánphágiáđốivớithépmạhợpkimnhômkẽmViệtỷ lệ cá cược bóng đá ma cao Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, đơn vị vừa nhận được thông tin về việc ngày 1/2/2022, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 7/2022-Customs (ADD) thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm có xuất xứ, hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép mạ hợp kim nhôm kẽm Việt Nam. Ảnh: TL minh họa |
Trước đó, căn cứ kết luận của Cơ quan điều tra, ngày 23/6/2020, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 16/2020-Customs (ADD) về việc áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Ấn Độ trong 5 năm nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi hàng nhập khẩu giá rẻ.
Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam như sau: Công ty Tôn Đông Á chịu mức thuế 23,63 USD/tấn, Công ty Tôn Hoa Sen 46,87 USD/tấn, Công ty Thép Tây Nam 48,96 USD/tấn, Công ty Thép Nam Kim 81,3 USD/tấn và các nhà sản xuất, xuất khẩu khác 173,1 USD/tấn.
Mức thuế này được áp đặt sau khi Tổng cục điều tra thương mại (DGTR) của Bộ Thương mại điều tra, kết luận rằng sản phẩm được xuất khẩu sang Ấn Độ bởi Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc dưới giá trị thông thường, dẫn đến bán phá giá và ảnh hưởng đến các công ty trong nước.
Thuế chống bán phá giá áp dụng theo thông báo này sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian 5 năm (trừ khi được thu hồi, sửa đổi hoặc thay thế trước đó) kể từ ngày áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, tức là ngày 15 tháng 10 năm 2019.
Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Thương mại quốc tế, lượng xuất khẩu thép mạ hợp kim nhôm kẽm của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Ấn Độ hàng năm khoảng 170 ngàn tấn, với kim ngạch trên 140 triệu USD./.