Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa chính thức có văn bản góp ý gửi tới Thủ tướng Chính phủ về đề nghị kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định (FIT) cho các dự ánđiện gió.
TheđềnghịkhônggiahạngiáFITchođiệngiósauthákết quả uruguay hôm nayo đó, để đảm bảo truyền tải công suất của các dự án điện gió và hướng tới cơ chế đấu thầu, đảm bảo minh bạch, tăng tính cạnh tranh, góp phần giảm giá mua từ các dự án điện gió, EVN đề nghị không kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định cho các dự án điện gió tại quyết định 39/2018/QĐ-TTg.
Đồng thời đề nghị xem xét giao chủ đầu tưcác dự án điện gió thực hiện đầu tư các dự án lưới điện đồng bộ đấu nối dự án điện gió vào lưới điện quốc gia để đảm bảo tiến độ vận hành thương mại và khả năng giải toả công suất của dự án điện gió.
Theo EVN, hiện tại cơ chế đấu thầu/đấu giááp dụng cho điện mặt trời thoả mã các điều kiện liên quan tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg đã được Bộ Công thương xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ từ tháng 3/2020 và tới 1/7/2020, Thủ tướng đã giao Bộ Công thương hoàn thiện trình lại trước ngày 10/7/2020 để thực hiện vào đầu năm 2021.
Do đó, cơ chế đấu thầu/đấu giá áp dụng cho các dự án điện gió có thể học tập kinh nghiệm từ cơ chế đấu thầu/đấu giá áp dụng cho các dự án điện mặt trời vào cuối 2021 – là thời điểm hết hiệu lực của giá FIT áp dụng cho điện gió hiện nay.
Theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg, giá mua điện gió trên bờ hiện là 8,5 Uscent/kWh và giá điện gió trên biển là 9,8 Uscent/kWh, áp dụng tới trước ngày 1/11/2021.
Hiện tại đã có 4.800 MW điện gió được bổ sung vào quy hoạch trong khi số các dự án điện gió mới hoạt động tới đầu tháng 7/2020 là 11 dự án với công suất là 429 MW.
Đáng nói là gần đây, Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc sẽ bổ sung tiếp 7.000 MW điện gió nữa vào quy hoạch nhưng hiện vẫn chưa có quyết định cụ thể để hiện thực hoá vấn đề này.