【vilich】Đấu giá đất phải hài hòa được mục tiêu trước mắt và lâu dài

Sắp khai trương cổng thông tin điện tử về kê khai thuế xuyên biên giới Bộ trưởng Bộ Công thương: Sẽ đề xuất nâng dự trữ xăng dầu quốc gia

Quản lý việc đấu giá đất,Đấugiáđấtphảihàihòađượcmụctiêutrướcmắtvàlâudàvilich tránh hiện tượng thổi giá, trục lợi, gây thiệt hại cho nền kinh tế... là vấn đề nóng được nhiều đại biểu quan tâm, yêu cầu làm rõ trong phiên chất vấn chiều 16/3 về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Cùng tham gia trả lời về vấn đề, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh quan điểm cần siết chặt quản lý để đảm bảo việc đấu giá được chặt chẽ hơn. Trong đó, chú trọng các tiêu chí như năng lực nhà đầu tư để xác định năng lực thực hiện dự án, điều chỉnh mức nộp tiền đặt cọc, hay thời gian nộp tiền…

Theo Bộ trưởng, nên quy định thời gian ngắn hơn, cam kết về thực hiện mục tiêu đấu giá, tránh việc sau khi đấu giá xong hàng năm trời không sử dụng, gây lãng phí cho xã hội.

Đặc biệt phải cân đối được mục tiêu trước mắt và lâu dài. Mục tiêu lâu dài là đấu giá xong thì công trình phải được hoàn thành, thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu ngân sách, góp phần tăng GDP… Mục tiêu trước mắt là huy động được tốt nhất nguồn lực này… “Phải hài hòa giữa hai mục đích này” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phước
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời tại phiên chất vấn.

Trong đấu giá đất, vấn đề giá khởi điểm cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo chính xác hơn. Theo quy định, việc xác định thực hiện theo Nghị định 44/2014/NĐ-CP và Thông tư 36 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng cần sửa đổi, nếu không thì việc xác định giá sẽ khó chính xác, nhất quán. “Nếu không sửa, các đoàn thanh tra, kiểm tra sẽ vẫn kết luận khác nhau vì ta lấy doanh thu giả định, chi phí giả định để tính giá chính thức, thì không chính xác” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ.

Trước đó, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đã đặt vấn đề xác định giá khởi điểm đấu giá còn bất cập, có hiện tượng trục lợi. Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) chất vấn thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua cho thấy có sự đầu cơ, găm hàng, trục lợi, dẫn đến sau đấu giá có nhiều khu đất bỏ hoang; đấu giá xong bỏ cọc. Cử tri cho rằng, cần xác định giá khởi điểm đấu giá đất và quy định chặt chẽ hơn về năng lực tài chính của người tham gia; chế tài mạnh mẽ với người đấu giá xong đất thì bỏ....

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, về chính sách, cần ngồi lại nghiên cứu, để quy định về điều kiện, có thêm chế tài, tiền đặt cọc phù hợp, bổ sung thời gian thẩm tra, kiểm tra doanh nghiệp có tiền thật hay không... Vấn đề liên quan đến đấu giá, dìm giá, tạo ra thế lực ngầm trong đấu giá đất, cần có các lực lượng tham gia, trong đó có lực lượng công an.

Bên cạnh đó, lãnh đạo ngành Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần tăng cường năng lực các tổ chức đấu giá. Quan trọng hơn là hoàn thiện phương pháp định giá, đấu giá. "Đất đai là tài nguyên đặc biệt, nhưng lại được quy định bởi 4 - 5 luật, thì sẽ theo luật nào? Vấn đề quan trọng như đất đai phải có quy định đồng bộ trong một bộ luật, bởi đất đai là kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Tập trung thanh tra các hồ sơ chuyển nhượng bất động sản nghi vấn

Đối với vấn đề quản lý thuế chuyển nhượng bất động sản, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã chủ động chỉ đạo cơ quan thuế, phối hợp với cơ quan ở các địa phương, bộ, ngành để thu thuế bất động sản đúng với giá chuyển nhượng bất động sản. Vừa qua, trong vòng 15 ngày đầu tháng 1, cơ quan quản lý đã kiểm tra 85 ngàn hồ sơ, cho kê khai lại và tăng thu thuế thêm 222 tỷ đồng. Hiện cơ quan quản lý cũng đang tập trung cho thanh tra, kiểm tra các hồ sơ nghi vấn về giá kê khai chuyển nhượng không đúng với giá chuyển nhượng thực tế để xử lý theo quy định của pháp luật, kể cả với các dự án bất động sản.