Sáng 21/11,ệtNamcónhiềutiềmnăngcơhộiđểpháttriểnchấtbándẫnvớiHoaKỳtran dau hom nay Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thường niên năm 2023 với chủ đề “Nâng tầm - Khởi động” do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, chính quyền các bang Oregon và Colorado, Hoa Kỳ đã diễn ra tại TP.HCM với hơn 350 khách mời tham dự.
Việt Nam là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden chính thức tuyên bố nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 11/9 vừa qua đã tạo nền tảng vững chắc, giúp hoạt động hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất trên tất cả các trụ cột, trong đó trụ cột kinh tế - thương mại - đầu tư tiếp tục đóng vai trò là động lực trung tâm thúc đẩy quan hệ hai nước.
Trong bối cảnh diễn biến kinh tế phức tạp, từ đầu năm đến nay hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng âm. Tập trung vào các nhóm hàng đồ gỗ nội thất, giày dép, quần áo, máy móc thiết bị điện tử thu âm, thu hình… Tuy nhiên, cũng có không ít mặt hàng nằm trong top 15 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng trưởng dương. Có thể kể đến như máy móc, thiết bị quang học, đo lường y tế; máy xử lý dữ liệu tự động, mã hóa; các loại máy văn phòng, máy in; dụng cụ thiết bị cầm tay, khí nén thủy lực…
Bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM khẳng định Việt Nam là trụ cột quan trọng trong chuỗi cung ứng nền kinh tế Hoa Kỳ
Đại diện phái đoàn Hoa Kỳ, bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM khẳng định, Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chuỗi cung ứng nền kinh tế Hoa Kỳ. Mối liên kết chặt chẽ của hai nền kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với khả năng phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu và sự thịnh vượng chung trong toàn khu vực. Hai bên sẽ có nhiều cơ hội cùng nhau tháo gỡ những nút thắt rào cản kỹ thuật xuất nhập khẩu và đầu tư cho doanh nghiệp mỗi nước, doanh nghiệp Việt cũng có cơ hội mở rộng xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, mối liên kết chặt chẽ của hai nền kinh tế cũng sẽ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu và sự thịnh vượng chung trong toàn khu vực.
Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, tính đến hết tháng 8 năm 2023, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ (cùng kỳ năm ngoái Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đầu 2023 đạt 79,4 tỷ USD giảm 16,2% so với năm 2022 (chiếm tỷ trọng 2,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ).
Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 73,0 tỷ USD, giảm 15,98% so với cùng kỳ 2022; Nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 6,3 tỷ USD, giảm 19,5% so với cùng kỳ 2022. Với kim ngạch này, Việt Nam vẫn là nước xuất siêu lớn thứ 3 vào Hoa Kỳ, đạt 66,7 tỷ USD (sau Trung Quốc với 181,8 tỷ USD và Mexico với 100,7 tỷ USD).
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển chất bán dẫn
Tại phiên tọa đàm, các diễn giả khách mời đã đưa ra những bình luận sâu sắc về xu hướng chính sách mới của Hoa Kỳ và Việt Nam; đánh giá dưới góc độ của các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp về xu hướng dịch chuyển thị trường, những tác động đối với hoạt động xuất nhập khẩu song phương; triển vọng của nền kinh tế số và vấn đề chuyển đổi năng lượng; chia sẻ về phương thức tiếp cận, phát triển thị trường và xây dựng năng lực, thích ứng với các yêu cầu, quy định kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ; đồng thời đưa ra giải pháp phát triển xuất nhập khẩu và thu hút chuỗi cung ứng và FDI của Hoa Kỳ.
Các diễn giả thảo luận tại Diễn đàn.
Đặc biệt, các diễn giả cũng đánh giá, Việt Nam có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển chất bán dẫn. Ông Daniel Nguyen, Phó Chủ tịch Ủy ban về Phát triển Kinh tế và Doanh nghiệp nhỏ, Thành viên Ủy ban bán dẫn Hạ viện bang Oregon cho biết, hiện Hoa Kỳ đã rà soát lại khung pháp lý của Việt Nam và đã dành khoản đầu tư 240 triệu USD để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái chất bán dẫn. Trong đó có 40 triệu USD dành riêng để đầu tư vào dự án mới liên quan đến lĩnh vực này. Do vậy, Việt Nam cần tận dụng nguồn lực để phát triển công nghiệp bán dẫn của mình. Ông cho rằng, Việt Nam cần sớm có khung pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp bán dẫn, huy động nguồn lực tư nhân, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.
Bà Barbara Weisel, chuyên gia luật thương mại quốc tế, Giám đốc điều hành tại Rock Creek Global Advisors cũng chia sẻ, vào tháng 9, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo đang hợp tác với Việt Nam để tìm cách phát triển và đa dạng hóa hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu theo Quỹ đổi mới và an ninh công nghệ quốc tế theo Đạo luật CHIPS năm 2022 do Hoa Kỳ tạo ra. Cụ thể, Hoa Kỳ sẽ xây dựng một quỹ trị giá 100 triệu USD trong 5 năm nhằm thúc đẩy phát triển và áp dụng các mạng viễn thông an toàn và đáng tin cậy, đồng thời đa dạng hóa chuỗi cung ứng bán dẫn.
Theo quan hệ đối tác này, Bộ ngoại giao sẽ bắt đầu bằng việc xem xét hệ sinh thái bán dẫn hiện tại của Việt Nam, khung pháp lý, nhu cầu lực lượng và cơ sở hạ tầng. Kết quả của việc đánh giá này sẽ thông báo sự hợp tác tiềm năng trong tương lai về phát triển lĩnh vực quan trọng này.
Ông Ace Wilson, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Intel Việt Nam cho biết, Intel đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam. Tính từ năm 2010 đến nay, tập đoàn đã xuất khẩu 80 tỷ USD. Riêng trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Intel dự kiến đạt 10-11 tỷ USD. Đáng chú ý, 70% sản lượng chip Intel sản xuất phục vụ trong khu vực đến từ nhà máy Intel tại Việt Nam.
Trong khi đó, ông Nguyễn Vinh Quang, đại diện Tập đoàn FPT cho biết, hiện FPT đã mua lại 2 công ty tại Hoa Kỳ. Chiến lược của FPT đầu tư tại thị trường này là phát triển công nghệ AI và dòng chip nguồn. FPT tham vọng trở thành nhà cung cấp dòng chip nguồn tại Hoa Kỳ cũng như Việt Nam. Bên cạnh đó, FPT cũng đã xây dựng khung chương trình giáo dục nguồn nhân lực theo chuẩn Hoa Kỳ. Ước tính sẽ có 15.000 kỹ sư sẽ được Tập đoàn FPT đưa vào đào tạo trong thời gian tới và có năng lực làm việc lĩnh vực này trên toàn cầu.
Ngọc Anh