Empire777

Đền thờ Trạng nguyên - Thái sư Lê Văn Thịnh.Đền thờ Trạng nguyên - Thái sư Lê Văn Thịnh là một ngôi kèo nhà cái bét 88

【kèo nhà cái bét 88】Vị Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam và vụ án oan “hóa hổ”...

Vị Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam và vụ án oan “hóa hổ”...
Đền thờ Trạng nguyên - Thái sư Lê Văn Thịnh.

Đền thờ Trạng nguyên - Thái sư Lê Văn Thịnh là một ngôi đền nhỏ tọa lạc ở sườn phía nam dãy núi Thiên Thai, nay thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, quê hương của ông. Dãy Thiên Thai được hợp bởi chín ngọn núi liền nhau, giống một con rồng đang uốn lượn giữa trời và đất, bao phủ bởi lớp cây rừng xanh mướt. Trong khung cảnh ấy, cung kính tưởng nhớ tiền nhân, xem bức tượng rồng đá đặc biệt, được nghe cụ từ trông coi đền kể chuyện… khiến bất cứ ai cũng phải bâng khuâng, ngậm ngùi về nỗi oan khuất gần ngàn năm của một bậc hiền tài có công với nước, với dân!

Những cứ liệu lịch sử còn đến hôm nay cho biết, Lê Văn Thịnh sinh ngày 11 tháng 2 năm Canh Dần (1050) tại làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Định (nay là huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), nơi có truyền thống lịch sử vẻ vang lâu đời. Tương truyền, cha mẹ ông là người nhân từ, thường hay giúp đỡ những ai khó khăn, hoạn nạn. Cha ông vừa dạy học vừa bốc thuốc. Ngày nhỏ ông được cha mẹ chăm lo dạy dỗ chu đáo. Lê Văn Thịnh nổi tiếng thông minh, chăm chỉ và là thần đồng trong việc học. Ông học đâu nhớ đấy, chong đèn học thâu đêm, nhiều khi thấy con thức quá khuya, mẹ ông thường phải nhắc nhở ông mới chịu nghe mẹ rời sách vở.

Năm ông 18 tuổi, cả cha lẫn mẹ đều qua đời, Lê Văn Thịnh dời đến sống ở trang Chi Nhị (nay là thôn Chi Nhị, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) và mở lớp dạy học ở đấy. Tháng 2 năm Ất Mão (1075) Vua Lý Nhân Tông lần đầu tiên cho mở khoa thi “Minh kinh bác học” ở Thăng Long. Ông đỗ đầu khoa thi khi vừa 25 tuổi. Dù lúc này chưa có danh hiệu Trạng nguyên, song trong các sử liệu, ông được xem là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ban đầu ông được vời vào cung hầu vua học, sau được thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang Bộ Binh nắm quyền quản lý hành chính quân sự cả nước vào năm Bính Thìn (1076).

Cũng vào thời gian ấy, bị quân và dân ta đánh cho đại bại tại trận Như Nguyệt năm 1077, nhà Tống phải thu tàn quân rút về nước. Năm 1079, nhà Tống buộc phải cắt trả lại nước ta phần đất hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn nhưng không chịu trả toàn bộ phần đất mà chúng đã chiếm trước đây. Năm 1084, Vua Lý Nhân Tông cử Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình, biên giới Việt - Trung (thuộc Cao Bằng ngày nay) để thương thuyết về cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc. Ông đã phân giải, tranh biện mọi lẽ khiến Chánh sứ nhà Tống hết đường chối cãi, tâm phục khẩu phục, buộc phải trả đất cho Đại Việt. Xét thấy ông có công lớn, Vua Lý Nhân Tông đưa ông lên làm Thái sư - chức vụ cao nhất trong triều - vào năm Ất Sửu (1085).

Vị Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam và vụ án oan “hóa hổ”...
Tượng thờ Thái sư Lê Văn Thịnh.

Là người đứng đầu bá quan văn võ thời bấy giờ, Thái sư Lê Văn Thịnh đã quân sư cho Vua Lý Nhân Tông thực hiện việc đổi mới đất nước như: tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện; định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý; định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu; định sổ ruộng thu tô...

Sau 10 năm cống hiến cho triều đình ở cương vị Thái sư đầu triều, vào năm Bính Tý (1096), giữa khi những cuộc cải cách của Thái sư Lê Văn Thịnh đang trên đà tiến triển thì đột nhiên xảy ra vụ án hồ Dâm Đàm (Hồ Tây). Vụ việc này, các cuốn sử cổ như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử lược, Việt Điện u linh, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Thiên Nam ngữ lục đều chép vắn tắt như sau: Tháng 3, mùa Xuân năm Bính Tý (1096), Lê Văn Thịnh cùng đoàn tuỳ tùng đưa vua Lý Nhân Tông dạo thuyền trên hồ Dâm Đàm (tức Hồ Tây - Hà Nội bây giờ). Chợt có mây mù nổi lên. Trong đám mây mù có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào. Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, có ý sợ xảy ra bất trắc mới lấy cái mác phóng ra. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt nói: “Việc nguy rồi”! Một người đánh cá tên là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh nhưng nghĩ là đại thần, không nỡ giết, chỉ hạ chiếu đưa đi đầy ở miệt Thao Giang (nay là Phú Thọ).

Hơn 900 năm qua, sự kiện ở hồ Dâm Đàm vẫn là một nghi án và người đời vẫn đau đáu câu hỏi: Có thật Lê Văn Thịnh có ý định giết vua?

Như mọi người đều biết, thời đại Lý Nhân Tông mà Trạng nguyên Lê Văn Thịnh phò tá là thời kỳ nước Đại Việt giàu mạnh, hùng cường như lịch sử đã ghi nhận. Một vị Thái sư đầu triều, một chức quan tột đỉnh của quyền lực, một bộ óc thông tuệ như Lê Văn Thịnh không có lý do gì mượn phép thuật hóa hổ để mưu phản giết vua. Thực tế trong sử sách cũng không hề ghi Lê Văn Thịnh có thù oán, xung khắc gì với triều đình, với vua và Hoàng Thái hậu; không hề ghi ông có phe nhóm, bè đảng và âm mưu gì… Tại sao Lê Văn Thịnh mưu phản nhưng ông không bị xử tử mà chỉ bị đày? Tại sao sau vụ án kinh thiên động địa đó không thấy triều đình truy tìm bè đảng và sau này cũng tuyệt nhiên không phát hiện ai là bè đảng của ông? Không lẽ muốn giết vua, cướp ngôi mà ông chỉ làm một mình?

Còn chúng ta, hậu thế sau gần ngàn năm của Trạng nguyên Lê Văn Thịnh thì dễ dàng nhận thấy câu chuyện “Hóa hổ giết vua” là hoang đường và Thái sư Lê Văn Thịnh bị oan và là nạn nhân của một âm mưu. Nhiều nhà nghiên cứu lý giải nguyên nhân vụ án oan có cội nguồn từ sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực Nho giáo - Đạo giáo - Phật giáo thời Lý. Nói cách khác, Lê Văn Thịnh là người có tài, liêm chính, có tư tưởng đổi mới nên bị bọn nịnh thần ganh ghét, tìm cách hãm hại và điều đó đã xảy ra bằng việc họ dựng lên vụ án hồ Dâm Đàm để loại trừ ông! Thế mới biết, thói tật “lợi ích nhóm” thời nào cũng có!

Tuy vậy, với tài đức và sự liêm chính của mình, Lê Văn Thịnh cũng được nhiều người ủng hộ, bảo vệ. Ngay như nhà vua vì kính trọng ông nên đã không xử ông tội chết, ông chỉ chịu tội đi đày. Lại nữa, dù bị triều đình kết án, rồi phao tin chuyện hoang đường nhưng người dân vẫn không tin là sự thực.

Sử sách còn ghi là mặc dù bị đi đày nhưng ông vẫn sống cuộc đời có ích cho nước, cho dân. Đến khi già yếu, hơi tàn, sức kiệt ông tìm về quê hương nhưng đến xã Đình Tổ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách quê nhà khoảng 20 cây số, ông trút hơi thở cuối cùng. Nhân dân Đình Tổ trọng tài đức của ông và đã chôn cất ông cẩn thận và tôn ông làm Thành hoàng làng. Khi được tin ông mất, người dân thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh quê ông đã lập đền thờ trên mảnh đất vốn là nhà riêng của ông và lưu truyền những tập tục riêng biệt trong lễ tế hàng năm. Các vua triều đại sau đã nhiều lần truy tặng và có sắc phong cho Thành hoàng làng Trạng nguyên - Thái sư Lê Văn Thịnh. Năm 2003, 2004 cả đình làng Đình Tổ và đền thờ Lê Văn Thịnh ở Đông Cứu đều được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, được cấp kinh phí tu sửa.

Vụ án oan “Hóa hổ giết vua” và chuyện “lợi ích nhóm” có từ gần ngàn năm trước
Bức tượng rồng đá với hình dáng độc đáo “nửa rồng, nửa rắn”.

Đến lễ ở đền thờ Lê Văn Thịnh, ta còn được biết về một bức tượng rồng đá đặc biệt, có thể nói là “độc nhất vô nhị”! Đó là năm 1991, khi tiến hành tu sửa đền, người dân địa phương đã phát hiện một pho tượng rồng đá rất đặc biệt ẩn dưới đám cây dại, ngay phía lối lên đền. Khi bức tượng rồng đá được đưa lên mặt đất khiến mọi người chứng kiến đều kinh ngạc và sợ hãi. Bức tượng được tạc bằng khối đá sa thạch màu vàng cát, nặng gần 3 tấn, rộng gần 1,5 m, cao hơn 70 cm còn khá nguyên vẹn với hình dáng độc đáo “nửa rồng, nửa rắn” đang nằm trong tư thế cuộn tròn đầu ngóc cao, miệng ngoạm vào thân, chân bám xé vào thân, mình có vẩy, đầu không có bờm râu. Đặc biệt hai vành tai rồng thì tai phải kín đặc còn tai trái thông với một lỗ nhỏ khá sâu… Sau khi phát hiện bức tượng lạ, người dân trong làng đã xây một ngôi miếu nhỏ, đưa tượng vào thờ và gọi bằng cái tên cung kính: “Ông Rồng”. Hiện miếu Ông Rồng được đặt ở đầu hồi bên phải của đền thờ Lê Văn Thịnh.

Đến bây giờ vẫn chưa biết tác giả bức tượng đó là ai nhưng nhiều người cho rằng bức tượng rồng đá độc đáo này là thông điệp của quá khứ gửi lại cho hậu thế về nỗi oan nghiệt của Thái sư Lê Văn Thịnh… Với giá trị tiêu biểu độc đáo chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước Đông Nam Á, năm 2013, tượng Rồng đá ở đền thờ Lê Văn Thịnh đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Hơn 900 năm sau sự kiện vụ án oan “Hóa hổ giết vua”, tại hội thảo khoa học được tổ chức cuối năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 940 Thái sư Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các nhà nghiên cứu khoa học một lần nữa nhận định: Thái sư Lê Văn Thịnh - vị Thủ khoa của khoa thi chọn hiền tài đầu tiên của Việt Nam thời Lý (1075) đã mở đầu cho sự nghiệp khoa cử từ hơn 900 năm trước ở nước ta và có nhiều cống hiến lớn lao cho dân tộc. Lịch sử cũng ghi nhận ông là một nhà ngoại giao giỏi, một vị quan Thái sư có tài kinh bang tế thế, một nhà cải cách chính trị và kinh tế có tư tưởng đổi mới, góp phần đưa đất nước phát triển cường thịnh.

Nhìn lại lịch sử cuộc đời và sự nghiệp của Trạng nguyên khai khoa - Thái sư Lê Văn Thịnh cho thấy: Thời nào cũng vậy, những người có công với nước, với dân thì dù từng chịu oan khiên vùi dập, tài năng, đức độ của họ vẫn được nhân dân kính trọng và tôn thờ đến muôn đời!

Hà Nội, những ngày sắp sang xuân Nhâm Dần 2022

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap