【kèo nhà cái 5 chấm net】Nga dồn Mỹ “vào chân tường”

nga don my vao chan tuong

Nga vượt mặt Mỹ để đóng vai trò trung tâm ở Trung Đông

Từ trước tới nay,ồnMỹvàochântườkèo nhà cái 5 chấm net ông Putin vẫn được coi là người có quan điểm cứng rắn. Điều này phần nào lý giải cách tiếp cận của Nga đối với phương Tây khi đề cập đến giải pháp cho cuộc nội chiến ở Syria. Không thể phủ nhận một thực tế là Nga có lợi ích chiến lược ở Trung Đông, do đó họ không thể làm ngơ trước những động thái của Mỹ và phương Tây. Đề xuất khá bất ngờ của ông Putin rằng Syria sẽ giao nộp kho vũ hóa học để cộng đồng quốc tế kiểm soát đã đẩy Tổng thống Obama vào tình thế bị động.

Câu chuyện về việc Syria giao nộp vũ khí hóa học không phải là điều mới mẻ, mà đã được đề cập cách đây hơn một năm. Thành công của ông Putin là đã khơi lại câu chuyện này. Đề xuất của ông Putin ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của Syria, Iran, Liên hợp quốc (LHQ) và một số đồng minh châu Âu. Nếu xem xét vấn đề ở chiều ngược lại, ông Putin có lẽ còn cứu ông Obama một bàn thua trông thấy. Sau những nỗ lực vận động cho một giải pháp quân sự, giờ đây ông Obama đang phải đối mặt với sự phản đối của dư luận Mỹ. Còn kế hoạch không kích Syria với cái cớ Damascus sử dụng vũ khí hóa học có nguy cơ vấp phải thất bại. Trong bối cảnh đó, ông Obama như "chết đuối vớ được cọc", nhanh chóng chớp lấy đề xuất của phía Nga với sự hào hứng không thể che giấu.

Học giả Philippe Moreau-Defarges thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp cho rằng ông Putin đang tìm cách câu giờ và đẩy nguy cơ không kích Syria càng ngày càng xa giờ khai hỏa. Đó là một thực tế, song cũng có nhiều người cần phải câu giờ như ông Putin trong vấn đề Syria. Ông Moreau-Defarges nói: "Những nhà ngoại giao Nga quả là giỏi giang. Putin và Assad đã giành phần thắng tại vòng đấu này". Đối với những người theo quan điểm bảo thủ ở Mỹ vẫn chủ trương lật đổ ông Assad và trợ giúp phe đối lập Syria, thì việc ông Obama phải nhận "gói cứu trợ" từ Putin là điều rất đáng sỉ nhục, thậm chí là bội phản.

Peggy Noonan - người từng chấp bút diễn văn cho cố Tổng thống Reagan, than vãn rằng lẽ ra ông Obama phải nhận ra đó là điều vô lý, vì Tổng thống Assad sẽ chẳng bao giờ chịu giao nộp toàn bộ vũ khí bí mật được coi là sức mạnh của chính mình. Theo bà Noonan, không chỉ Nga và Syria, mà bản thân ông Obama cũng cần kéo dài thời gian, để sau đó "cuộc khủng hoảng trôi qua và biến mất vào khoảng không". Bình luận viên cánh hữu Max Boot cũng cho rằng đề xuất của Nga thực chất là một sự "đánh lạc hướng".

Vai trò của ông Putin trong vấn đề Syria sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ những lợi ích của Nga ở khu vực. Bằng việc đưa cuộc khủng hoảng Syria quay lại diễn đàn Hội đồng Bảo an LHQ với sự trợ giúp của Tổng thống Pháp François Hollande, ông Putin có thể tuyên bố rằng luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng, chứ không phải chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Qua cách tiếp cận của Nga, người ta nhận thấy tính thời sự của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền. Sau Afghanistan, Iraq và Libya, giờ đây Nga thể hiện rõ quyết tâm ngăn chặn sự sụp đổ của Syria vào quỹ đạo của phương Tây.

Lợi ích trước mắt mà ông Putin có thể mang lại cho nước Nga: Syria vẫn là một đồng minh quan trọng của Moscow trong thế giới Arab. Syria sẽ tiếp tục trở thành một tiền đồn của Nga ở Trung Đông. Tổng thống Obama từng theo đuổi mục tiêu cải thiện mối quan hệ với Nga. Tuy nhiên, ông Putin đã lái nỗ lực này đi theo cách mà Điện Kremli quyết định, chứ không phải người Mỹ. Có thể nhận thấy Nga đã phần nào thành công trong nỗ lực cạnh tranh ảnh hưởng với phương Tây ở Trung Đông - một khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng.

Thanh Phương