Empire777

Xuất khẩu gập ghềnh nửa cuối nămKinh tế TP Hồ Chí Minh phục hồi tích cựcXuất khẩu khởi sắc, tạo sức bong da 888 keo nha cai

【bong da 888 keo nha cai】TP Hồ Chí Minh: Thách thức xuất khẩu nửa cuối năm

Xuất khẩu gập ghềnh nửa cuối năm
Kinh tế TP Hồ Chí Minh phục hồi tích cực
Xuất khẩu khởi sắc,ồChíMinhTháchthứcxuấtkhẩunửacuốinăbong da 888 keo nha cai tạo sức bật cho kinh tế TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh: Thách thức xuất khẩu nửa cuối năm
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Camimex. Ảnh: Công Mạo

8 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD

Trong nửa đầu năm 2022, hoạt động XNK của các doanh nghiệp TPHCM phục hồi và tăng trưởng khá tốt. Theo số liệu thống kê từ Cục Hải quan TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2022, hàng hóa XNK thông quan qua các cửa khẩu TPHCM đạt tổng kim ngạch trên 73,15 tỷ USD, tăng 10,64% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 33,35 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, có 8 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt trên 1 tỷ USD. Trong đó, có 2 nhóm hàng xuất khẩu lớn có kim ngạch tăng mạnh là hàng thủy sản, tăng 81,71% và cà phê, tăng hơn 50%; có 3 nhóm hàng có kim ngạch giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022, như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giảm 6,61%; nhóm hàng giày dép, giảm 1,54% và mặt hàng gạo, giảm 3,4%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, hàng hóa XNK thông quan qua các cửa khẩu TPHCM đạt tổng kim ngạch trên 73,15 tỷ USD, tăng 10,64% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 33,35 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ, trong đó có 8 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt trên 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu nhiều nhóm hàng chủ lực thuộc nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm lĩnh. Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, doanh nghiệp FDI chiếm 99,4%; giày dép các loại, doanh nghiệp FDI chiếm 83%; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, doanh nghiệp FDI chiếm 85,3%…). Thực trạng này dẫn đến tính không bền vững trong tăng trưởng xuất khẩu, nhất là khi doanh nghiệp FDI có biến cố bất thường hoặc chuyển dịch nguồn vốn đầu tư sang nước khác...

Đà tăng trưởng đối với hàng hóa nhập khẩu ở mức cao hơn so với hàng xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng đạt 39,8 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó có 9 nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ lực đều có tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt mặt hàng xăng dầu và nhiên liệu bay tăng trưởng đột biến, mức độ tăng trưởng lần lượt là 101,61% và 252,16%. Với kết quả XNK nêu trên, cán cân thương mại hàng hóa tại TPHCM trong 6 tháng đầu năm 2022 nhập siêu 6,45 tỷ USD.

Theo đánh giá của Sở Công Thương TPHCM, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp TPHCM tiếp tục phát triển; cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Các doanh nghiệp đã từng bước tận dụng và tăng sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên sản phẩm, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu được nâng lên. Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu không ngừng được mở rộng. Hiện TPHCM có hơn 20.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hàng hóa của doanh nghiệp TPHCM đã xuất khẩu sang 229 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Trong thời gian qua, TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, xuất khẩu. Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM Lê Thị Huỳnh Mai, TPHCM đã tổ chức 48 hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư thông qua các sự kiện hội chợ - triển lãm; các hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp thành phố.

Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, thiệt hại do Covid-19, các ngân hàng thương mại tập trung hỗ trợ 2 nhóm chủ yếu là giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ. Trong đó, có gần 1,3 triệu khách hàng còn dư nợ với số tiền 562.787 tỷ đồng. Cụ thể, các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 445.135 khách hàng với dư nợ hiện tại 94.760 tỷ đồng; miễn giảm lãi cho 130.427 khách hàng với dư nợ 4.866 tỷ đồng. Đồng thời, cho vay mới 694.739 khách hàng với dư nợ 463.162 tỷ đồng. Đã tiếp nhận và trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho 882/933 trường hợp doanh nghiệp phản ánh bị ảnh hưởng thiệt hại.

Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp TPHCM đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về cước vận tải tăng, thiếu nguyên liệu sản xuất. Những yếu tố khó khăn từ thế giới cũng khiến một ngành xuất khẩu trọng điểm của thành phố là điện - điện tử gặp khó vì thiếu nguyên liệu đầu vào. Đơn hàng nhiều, nhu cầu thị trường lớn, thế nhưng nhiều doanh nghiệp lại không thể nhận thêm đơn mới do thiếu linh kiện điện tử, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế tương đối khó khăn.

Bên cạnh đó, theo nhận định của Sở Công Thương TPHCM, một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam còn có rủi ro sụt giảm sức mua vì áp lực lạm phát. Một số thị trường xuất khẩu trọng điểm của TPHCM đang tăng cường áp dụng biện pháp phòng, chống dịch hoặc yêu cầu cao hơn về chất lượng, tiêu chuẩn hàng nhập khẩu, cũng tạo áp lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các FTA thế hệ mới đã tạo cơ hội cho hàng xuất khẩu TPHCM. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, đây là thời điểm phải chấp nhận lợi nhuận thấp, thậm chí hòa vốn để duy trì khả năng cạnh tranh trong nửa cuối năm. Để tăng sức hỗ trợ doanh nghiệp, TPHCM sẽ triển khai hiệu quả hơn chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm 2022 đã có hơn 92.000 tỷ đồng được ngân hàng giải ngân cho vay thông qua chương trình này, tiếp sức cho hơn 6.800 doanh nghiệp... Cùng với đó, các sở, ngành sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm những thủ tục rườm rà để hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của cộng đồng doanh nghiệp, duy trì đà tăng xuất khẩu trong nửa cuối năm.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap