【soi keo almeria】Dịch vụ taxi Uber: Dân lợi, cơ quan chức năng cấm
Sử dụng Uber, người dân sẽ biết được quãng đường, số tiền phải trả.
Người dân và tài xế đều hưởng lợi
Ngày 28/11, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM phối hợp Phòng cảnh sát đường bộ - đường sắt Công an TPHCM đã tiến hành kiểm tra, xử phạt 5 xe taxi Uber hoạt động chở khách.
Chia sẻ trên một mạng xã hội, nick name tên nguyenthan8993 cho biết, từng nhiều lần sử dụng dịch vụ Uber. Điểm hay là tài xế Uber không từ chối khách đi lộ trình ngắn (vì hưởng lương theo lượt đi chứ không phải tổng phí chuyến đi), không vẽ đường để kiếm tiền; tài xế lại thân thiện, chạy rất đàng hoàng.
Anh Nguyễn Hữu Thanh, khách hàng của Uber tại TPHCM chia sẻ, đi taxi của Uber, Grab, Easy qua ứng dụng của smatphone rất phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và của xã hội. “Mình có thể theo dõi được xe đi đến đâu, không phải nghe tổng đài taxi hứa huyên thuyên. Và luôn có khuyến mãi, giá cước phù hợp. Những dịch vụ này người tiêu dùng còn có lợi. Còn việc thu thuế là trách nhiệm vĩ mô của nhà nước”, anh Thanh nói.
Tài xế Nguyễn V. T (Hà Nội) cho biết, dù dịch vụ này mới được ứng dụng tại Hà Nội từ khoảng 4 tháng nay, song được rất nhiều người hưởng ứng. Từ khi tham gia hệ thống, thu nhập của anh tăng cả triệu đồng/tháng. “Ứng dụng này vừa giúp người dân tiết kiệm chi phí vừa giúp tài xế cắt giảm chi phí thuê bộ đàm. Tham gia sử dụng các phần mềm trên, các tài xế phải tuân thủ các quy định về chất lượng xe và cam kết các quy định như một hãng taxi thông thường. Trường hợp tài xế vi phạm sẽ bị xóa khỏi hệ thống vĩnh viễn”, anh cho biết.
Chị Hồng Thuận, nhân viên tư vấn về dịch vụ thẻ visa của Ngân hàng Sacombank (Hà Nội) cho biết, với dịch vụ Uber, ngân hàng chưa nhận được bất cứ khiếu nại nào từ phía khách hàng sử dụng dịch vụ nên chưa thể nói đây là dịch vụ có vấn đề.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện có một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng taxi đang cấm các hành vi đăng nhập vào các ứng dụng trên, tuy nhiên các doanh nghiệp giao khoán đầu xe/ngày thì không cấm hình thức này.
Không quản được là cấm?
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quyền, Tổng cục phó Tổng Cục đường bộ Việt Nam cho biết, Bộ GTVT đã có văn bản gửi các Bộ: Công an; Tài chính; Thông tin và Truyền thông (TT-TT) để phối hợp tuyên truyền, xử lý.
Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng kiểm tra tính pháp lý của các loại taxi sử dụng ứng dụng trên. Phát hiện xử lý đối với lái xe chở người có thu tiền nhưng không thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải. Bộ GTVT cũng đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra nội dung thuế và việc thanh toán tiền của người đi xe với tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng trên. Bộ TT-TT tuyên truyền tài xế và người dân không sử dụng các ứng dụng trên.
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quản trị (thuộc đại học Kinh tế TPHCM) cho rằng, sự việc Uber là một bằng chứng của việc quản lý đi ngược lại sự tiến bộ công nghệ.
Theo Tiến sĩ Lam, khi những công nghệ mới xuất hiện sẽ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới và vì thế, chắc chắn, không phù hợp với những quy định pháp luật hiện hành. Các hãng taxi không mau chóng mà điều chỉnh, thay vì cố bảo vệ cái bánh cũ kỹ, sẽ bị loại khỏi cuộc chơi không xa trong tương lai “Đáng lẽ cơ quan quản lý phải tìm hiểu để thấy những điểm mạnh, điểm yếu của những sản phẩm, dịch vụ này và điều chỉnh các quy định để người dân và xã hội được hưởng những lợi ích của tiến bộ công nghệ và đưa nó vào vòng quản lý để hạn chế các tiêu cực và bảo vệ lợi ích của người dân thì họ lại nhắm mắt chỉ biết cấm!”, Tiến sĩ Lam nói.
Uber là ứng dụng phần mềm trên điện thoại smartphone (ra đời năm 2009) để kết nối giữa khách hàng và lái xe taxi. Những xe tham gia sử dụng Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như những xe taxi khác mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng. Nếu khách đồng ý thực hiện chuyến đi, chi phí sẽ trả qua thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Mastercard). Giá cước taxi này thấp hơn so với taxi thông thường, trong đó Uber hưởng 20% phí dịch vụ, chủ xe hưởng 80%. Ở Singapore dự kiến áp dụng quy định: Các công ty cung cấp dịch vụ taxi thông qua ứng dụng điện thoại bắt buộc phải đăng kí với cơ quan quản lý, minh bạch giá cước. Dịch vụ này được định giá lên tới 17 tỷ USD và đã xuất hiện tại 130 thành phố trên toàn thế giới. |