Tàu Sunrise 689 là tàu thuộc Công ty Cổ phần đóng tàu Thủy sản Hải Phòng do anh Nguyễn Quyết Thắng (33 tuổi) làm thuyền trưởng. Tại thời điểm mất liên lạc,àuSunrisecủaViệtNammấtliênlạcgầnđịađiểmMHgặpnạket qua hang 2 y trên tàu chở theo 5226 tấn đầu cùng 17 thuyền viên khác, trong đó có chín người Hải Phòng, ba người Thái Bình, ba người Nam Định cùng một số thuyền viên ngụ Hà Nam, Thái Nguyên và Hải Dương.
Tàu rời cảng Horizon (Singapore) từ 18h ngày 2/10 để về cảng ở Quảng Trị, Việt Nam với tốc độ 6/7 hải lý/giờ. Tuy nhiên, khoảng 40 phút sau khi xuất phát, phía công ty đã mất liên lạc với tàu này và đến nay vẫn chưa rõ tung tích.
Con tàu mang số hiệu Sunrise 689 bị mất tích từ đêm ngày 2/10 tới nay chưa rõ tung tích. Ảnh minh họa
Trong báo cáo mới nhất của Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, khoảng 9 giờ sáng ngày 6/10, email từ IMSCB - Indonesia gửi về cho biết IMSCB thu nhận được tín hiệu từ tàu Sunrise 689 lúc 13h21 ngày 3/10, khi đó tàu đang ở vị trí 02°57’7’’B; 105°24’1’’Đ với tốc độ 6,9 hải lý, hướng đi 021,7 độ.
Đây là khu vực biển được Ủy ban Tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn quốc gia xác định thời tiết trong thời điểm tàu Sunrise 689 bị mất tín hiệu liên lạc hoàn toàn bình thường. Các thân nhân thuyền viên có mặt tại văn phòng Công ty cổ phần Đóng tàu thủy sản Hải Phòng sáng 7/10 cũng đều cho biết từ trước đêm 2-10 họ vẫn có thể liên lạc trò chuyện, nhắn tin để hỏi thăm nhau, nhưng đến ngày 3/10 thì không thể liên lạc được nữa.
Trung tâm thông tin cướp biển - Cục hàng hải quốc tế (IMB) ngày 7/10 đã phát đi thông báo về việc tàu chở dầu Sunrise 689 của Việt Nam bị mất tích và yêu cầu các tàu khác tìm kiếm với những lo ngại có thể con tàu này đã bị cướp. Nghi ngờ này của IMB được xem là có cơ sở khi nạn cướp biển trên các vùng biển Đông Nam Á ngày một tăng.
Hồi tháng 8 vừa qua, Bộ Công an Việt Nam đã thông tin tới Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và những cảnh báo tăng cường an ninh khi hoạt động cướp biển gia tăng cả về số lượng và tính chất vụ việc, nhằm vào các tàu chở dầu kích cỡ vừa, tàu chở hàng hóa có giá trị.
Nhiều người cho rằng tàu Sunrise 689 mất liên lạc do bị cướp biển khống chế. Ảnh MarineTraffic.com
Bộ Công an cảnh báo, các vụ cướp biển ở Đông Nam Á gần đây thường xảy ra ở những khu vực có nhiều tàu chở dầu qua lại như eo biển Malacca và các vùng biển quốc tế ít có hoạt động của hải quân các nước Indonesia, Malaysia… Cướp biển nhằm vào các tàu chở dầu kích cỡ vừa, tàu chở hàng hóa có giá trị và khả năng tiêu thụ tốt ở thị trường chợ đen, đặc biệt là dầu lửa.
Theo Bộ Công an, khác với cướp biển Somalia và Nigeria, cướp biển ở khu vực Đông Nam Á không bắt cóc tống tiền hay gây sát thương mà chủ yếu là lấy hàng hóa trên tàu.
Vừa qua, báo cáo của Trung tâm Chia sẻ thông tin chống cướp biển có vũ trang tại châu Á cũng đã dẫn chứng về 8 vụ cướp biển đã xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2014 ở khu vực Đông Nam Á (tăng 5 vụ so với năm 2013). Những con tàu đi trên vùng biển Đông Nam Á bị cướp biển khống chế đều là tàu chở dầu.
Mất liên lạc gần khu vực máy bay MH370 gặp nạn
Việc máy bay MH370 đột ngột mất tích, trong điều kiện thời tiết tốt trong vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia, khiến người ta liên tưởng tới vụ rơi mất tích của máy bay MH370 hồi tháng 3 vừa qua.
Chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airline đã biến mất khỏi màn hình rada vào sáng sớm ngày 8/3 trên khu vực giữa miền Đông Malaysia và miền Nam Việt Nam. Trên chiếc Boeing 777 khi đó có chở theo 239 hành khách, trong hành trình đi từ KualaLumper đến Bắc Kinh. Máy bay cất cánh vào lúc 0h41’ sáng giờ địa phương, và đạt tới độ cao vào khoảng 10700m. Malaysia Airline cho biết hãng đã mất liên lạc rada với máy bay vào lúc 1h30’ sáng giờ địa phương.
Sự việc này đã thu hút sự chú ý của truyền thông trên khắp thế giới. Phía Malaysia thông báo sẽ bỏ số hiệu MH370 cho chặng bay Kuala Lumpur - Bắc Kinh, để thể hiện sự tôn trọng đối với các hành khách và tổ bay mất tích từ ngày 14/3 năm nay và thay thế bằng số hiệu MH318 và MH319.
Trong cuộc họp báo diễn ra vào 21h ngày 24/3 năm 2014, thủ tướng Malaysia, Najib Razak, đã thông báo các phân tích vệ tinh của Chi nhánh điều tra tai nạn Anh Quốc và phán tích mới của Inmarsat cho thấy vị trí cuối cùng của chiếc máy bay MH370 là trên khu vực phía nam Ấn Độ Dương và không một ai sống sót.
Phan Huyền
(Tổng hợp từ Doisongphapluat, Vnexpress, Laodong)
Tin tức mới nhất máy bay mất tích MH370: Vợ nạn nhân sốc vì tài khoản của chồng bị trộm tiền