您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【tỷ số latvia】Thị trường trông chờ sự nâng đỡ từ dòng tiền dài hạn

Empire7772025-01-11 01:23:32【Cúp C2】9人已围观

简介Giám sát chặt chẽ toàn bộ hoạt động của thị trường chứng khoánVai trò quan trọng của dòng tiền nội t tỷ số latvia

Giám sát chặt chẽ toàn bộ hoạt động của thị trường chứng khoán
Vai trò quan trọng của dòng tiền nội trên thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có nhiều ngành khác nhau nên mức độ ảnh hưởng của lạm phát cũng khác nhau. 	 	Ảnh: ST
Rủi ro ngắn hạn về tin tức qua việc bắt giữ, điều tra vẫn còn hiện hữu. Ảnh: ST

Thống kê của Công ty chứng khoán Rồng Việt cho thấy lợi nhuận trong quý 1/2022 của các doanh nghiệp niêm yết đạt kết quả khả quan. Kết quả thống kê gần 600 trên tổng số 771 doanh nghiệp niêm yết thuộc 2 sàn HSX và HoSE đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022, cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó có hơn 56% số doanh nghiệp công bố kết quả có kết quả tăng trưởng dương so với cùng kỳ về lợi nhuận sau thuế. Số doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế âm chiếm khoảng 9% cải thiện nhẹ so với tỷ lệ 11% của cùng kỳ năm 2021 khi so sánh cùng mẫu dữ liệu doanh nghiệp.

Ngoài ra, có khoảng 6% doanh nghiệp có lợi nhuận âm trong quý 1/2021 đã kinh doanh có lời trong cùng kỳ năm nay.

Có 17/18 ngành có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm dẫn đầu về tăng trưởng lợi nhuận sau thuế gồm có dầu khí được hỗ trợ mạnh mẽ bởi PVD và PVS nhờ giàn khoan dầu mới và thanh lý tài sản. Hóa chất cũng là ngành đáng chú ý với lợi nhuận sau thuế tăng 253% so với cùng kỳ năm trước nhờ giá hàng hóa bao gồm urê, NH3, phốt pho vàng.

Mặt khác, kết quả của ngành du lịch và giải trí cũng phục hồi mạnh, tăng 123% so với cùng kỳ năm 2021 khi các hoạt động được bình thường hóa trở lại vào năm 2022 sau nhiều đợt Covid-19 trong năm 2021. Một ngành đáng chú ý là công nghệ ghi nhận mức tăng 54%, theo Chứng khoán Rồng Việt, các công ty công nghệ ghi nhận kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Mặt khác, bất động sản có kết quả kinh doanh tiêu cực trong quý 1/2022 với mức giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. VIC là nguyên nhân chủ yếu bên cạnh đó là yếu tố mùa vụ và thiếu hụt lợi nhuận đột biến.

Trái ngược với những thông tin tích cực về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường chứng khoán đã trải qua đợt điều chỉnh mạnh trong tháng 4 do các nhà đầu tư lo ngại về các thông tin bắt giữ đến từ nỗ lực của chính phủ trong việc chống thao túng giá cổ phiếu và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến hiện tượng bán giải chấp ở các cổ phiếu đầu cơ và lan sang các cổ phiếu cơ bản.

Giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình của VN-Index trong tháng 4 giảm 17% so với tháng trước và đạt 20.700 tỷ đồng. Tất cả các ngành đều ghi nhận giảm, trong đó, năng lượng, công nghiệp và bất động sản là ba nhóm ngành giảm mạnh nhất lần lượt là 20,4%, 17% và 9,6%. Các ngành khác giảm từ 0,2% đến 9,1%.

Các chuyên gia của Rồng Việt dự báo trong tháng 5 thị trường sẽ bình tĩnh hơn sau đợt điều chỉnh sâu trong tháng 4 với triển vọng tốt hơn sau việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động lừa đảo, thao túng thị trường. Hơn nữa, mặt định giá của thị trường hiện tại cũng khá hấp dẫn với mức định giá thấp hơn trung bình 10 năm qua và với mức PE dự phóng năm 2022 là 12,5 lần. Do đó, Rồng Việt kỳ vọng chỉ số VN Index sẽ dao động trong khoảng 1.320-1.420.

“Việc kiểm soát chặt chẽ và chống lại các hoạt động lừa đảo/thao túng thị trường sẽ tăng tính minh bạch và giảm rủi ro trên thị trường vốn, bất động sản tại Việt Nam, mang lại môi trường tốt hơn cho các nhà đầu tư trong trung và dài hạn” – báo cáo của Rồng Việt nhận định.

Sau mùa ĐHCĐ, Rồng Việt nhận thấy ngành F&B (dịch vụ ẩm thực và đồ uống) và ngân hàng có tiềm năng làm trụ đỡ cho thị trường nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh lần lượt là 46% và 32% trong quý 1/2022, mức định giá khá hấp dẫn và triển vọng lạc quan trong nửa sau 2022.

Hiện VN-Index có mức định giá hấp dẫn do VN Index đang giao dịch ở mức PE dự phóng 2022 là 12,4 lần (theo Bloomberg), thấp hơn mức trung bình 10 năm là 14,9 lần (tăng trưởng EPS dự phóng năm 2022 là 21%). Với mức giảm mạnh nhất của VN-Index từ đại dịch Covid-19, PE là 10,4 lần tính đến ngày 30/3/2020). Đối với VN30, chỉ số này cũng hấp dẫn với PE là 12,3 lần (tính đến ngày 29/8/2022) và PE dự phóng 2022 là 11,1 lần.

Về dòng tiền, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước là động lực chính thúc đẩy thị trường trong xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 - 2021. Tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân đã bị hoảng loạn trong đợt điều chỉnh mạnh gần đây nhất của thị trường, thể hiện qua việc bán ròng 4.683 tỷ đồng trong tháng 4. Do đó, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư cá nhân sẽ khó có thể quay trở lại thị trường với việc mua vào mạnh mẽ khi mùa kết quả kinh doanh dần kết thúc và ít tin tức hỗ trợ hơn trong tháng 5. Từ đó, dòng tiền thông minh từ các nhà đầu tư dài hạn có thể là yếu tố hỗ trợ thị trường.

很赞哦!(93625)