【soi kèo brazil vs】Bác sĩ, kỹ thuật viên ở Quảng Trị hiến máu cứu sống bệnh nhân nguy kịch
Bác sĩ Trịnh Minh Hưng,ácsĩkỹthuậtviênởQuảngTrịhiếnmáucứusốngbệnhnhânnguykịsoi kèo brazil vs Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (BV ĐK tỉnh Quảng Trị) cho hay, sau 10 ngày được chăm sóc, điều trị tích cực, sức khoẻ bệnh nhân Hồ Thị Rôm (19 tuổi, trú A Dơi, Hướng Hoá, Quảng Trị) đã có chuyển biến tích cực.
Bác sĩ Hưng chăm sóc cho bệnh nhân Rôm |
Trước đó, vào khuya 31/3, bệnh nhân Rôm nhập viện trong tình trạng choáng mất máu do vỡ nang de-graff, máu chảy ngập tràn ổ bụng. Đây là bệnh lý sản khoa kèm theo rối loạn đông máu khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt.
Trong trường hợp này, bệnh nhân Rôm cần phải mổ cấp cứu. Tuy nhiên, điều khó khăn xảy ra là bệnh nhân Rôm có tiền sử xuất huyết giảm khối tiểu cầu nên việc cầm máu rất khó khăn.
Thêm vào đó, tiểu cầu của bệnh nhân ở mức rất thấp, chỉ 5.000, trong khi mức bình thường là 150.000 đến 450.000. Vì vậy, bệnh nhân cần được truyền khối tiểu cầu nhưng bệnh viện lại không có sẵn nên phải khẩn cấp truyền máu tươi toàn phần.
Trong tình thế khẩn cấp đó, một cuộc họp hội chẩn đã diễn ra gấp rút và cuối cùng kíp trực đã quyết định mổ cấp cứu, vừa hồi sức cho bệnh nhân.
Một thông báo được phát đi, bệnh viện huy động những người có nhóm máu A Rh+ hiến máu cho bệnh nhân.
Lúc đó, bác sĩ Trịnh Minh Hưng cùng bác sĩ Nguyễn Phi Thăng (khoa Phụ sản), và kỹ thuật viên Trần Hoàng Anh đã hiến năm đơn vị máu để cứu sống bệnh nhân Rôm.
Khoảng 1h sáng 1/4 ca mổ bắt đầu. Quá trình mổ, bác sĩ phát hiện ổ bụng bệnh nhân chứa hai lít máu. Sau 30 phút, ca mổ hoàn thành tốt đẹp.
Đến sáng 11/4, bệnh nhân Rôm đã hồi tỉnh, sức khoẻ tiến triển tốt, đảm bảo để ra viện vào tuần tới.
Vui vì cứu được người
Bác sĩ Hưng cho hay, mỗi lần hiến máu tối đa là 350cc nhưng trong lúc cấp thiết, bệnh nhân cần nên anh chẳng ngần ngại hiến 2 đơn vị máu tổng 500cc.
“Tuy có hơi mệt nhưng miễn cứu được bệnh nhân là mình vui rồi” – bác sĩ Hưng chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Phi Thăng thì cho hay: “Trong kíp trực, mình là phẫu thuật viên mổ. Để đảm bảo sức khoẻ, tỉnh táo nên sau khi mổ xong mình mới hiến máu truyền cho bệnh nhân. Mình rất vui khi đã cứu được bệnh nhân”.
Bác sĩ Trương Xuân Nhuận, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, việc mổ cấp cứu, kết hợp hiến máu, truyền máu kịp thời đã giúp cứu sống bệnh nhân.
Bảo Ngọc
Nữ sinh Ngoại thương thoát ung thư máu, tiết lộ điều đáng sợ hơn cả đau đớn
- 6 tháng ấy, cô gái trẻ đã nhiều lần thấy cái chết đang đến rất gần vì căn bệnh ung thư máu, đã chứng kiến và trải qua vô vàn điều ám ảnh.