【bxh ấn độ】Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu

Từ đầu năm đến nay,ỗlựcthựchiệnchỉbxh ấn độ ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp của ngành, từ đó các chỉ tiêu sản xuất đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Sản xuất hiệu quả góp phần nâng tốc độ tăng trưởng của ngành.

Nhiều kết quả nổi bật

Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, trong năm 2018, trên cây lúa toàn tỉnh đã gieo trồng được 198.524ha, sản lượng đạt 1,268 triệu tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ; xuống giống được 10.582ha mía, đạt 101% kế hoạch. Hiện nay đã thu hoạch khoảng 50% diện tích, năng suất trung bình đạt 98 tấn/ha. Tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi khác đều đạt kế hoạch đề ra. Đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được thực hiện đồng bộ; công tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, chất lượng nông sản và vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực nông, lâm sản và thủy sản được thực hiện thường xuyên, từ đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, kết quả này là nhờ được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ NN&PTNT, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, từ đó đã giúp ngành nông nghiệp tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc quan trọng trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật được các ngành chuyên môn thực hiện quyết liệt, đem lại hiệu quả khá thiết thực. Trình độ sản xuất của người dân được nâng lên rõ nét; công tác kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, phòng trừ sâu bệnh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật canh tác được thực hiện khá đồng bộ. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tập trung chỉ đạo với nhiều nội dung nhằm mang lại hiệu quả và nâng cao thu nhập trên một diện tích canh tác.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, khó lường như sạt lở đất, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Thị trường tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp khó khăn, giá thấp nên nông dân chưa yên tâm sản xuất. Tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế, bước đầu chỉ ở dạng hợp tác tiêu thụ sản phẩm “mua - bán”; những hình thức liên kết sản xuất gắn với đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm còn rất ít. Vì vậy, Sở NN&PTNT tỉnh đã có hướng chỉ đạo các địa phương tiếp tục chăm sóc và thu hoạch vụ lúa Thu đông; tăng cường kiểm tra, theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả các dịch hại trên cây trồng. Đồng thời theo dõi, hỗ trợ dân trong việc tìm kiếm thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông, thủy sản nhất là tập trung các giải pháp cho tiêu thụ hết sản lượng mía cho người dân. Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác của người dân trong công tác phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm. Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng giống cây trồng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở triển khai thực hiện các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp thời gian qua là thực hiện tái cơ cấu, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Đặc biệt là có nhiều đề án, dự án được triển khai giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, cũng nên quan tâm rà soát lại quy hoạch ngành nông nghiệp, xây dựng dự án phát triển thủy sản nước ngọt và chương trình mỗi xã một sản phẩm thật sự hiệu quả.

Nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất

Ngành nông nghiệp Hậu Giang xác định tới đây sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu, phát triển vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới giống cây trồng, phát triển 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Tiếp tục mở rộng diện tích cánh đồng lớn trên mỗi vụ sản xuất. Vận động liên kết, thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và các tổ hợp tác trong cánh đồng lớn; đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại theo hướng sinh học. Hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo vệ và thu hoạch lúa, rau màu, cây ăn trái. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngăn ngừa tình trạng cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng để góp phần nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất nông sản sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và chế biến, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với thị trường, các mô hình liên kết trong chăn nuôi theo chuỗi giá trị; khuyến khích người dân mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học. Tuyên truyền sâu rộng đến người chăn nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch không để lây lan trên diện rộng. Tập trung công tác kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, các giống thủy sản; kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ, điểm kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Thực hiện nuôi thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch, áp dụng các quy trình tiêu chuẩn vào sản xuất để sản xuất hàng hóa đảm bảo đáp ứng yêu cầu thị trường. Tiếp tục tổ chức lại sản xuất cá tra, cá thát lát, cá rô đồng… theo hướng hình thành các tổ chức liên kết sản xuất đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia chuỗi sản xuất.

Trong buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu đã đề nghị ngành nông nghiệp cần tập trung, quyết liệt và đặc biệt là năng động hơn nữa trong công tác chỉ đạo điều hành để phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp. Phải xác định mục tiêu quan trọng nhất của phát triển nông nghiệp, nông thôn là nâng cao chất lượng, đời sống của bà con nông dân. Khẩn trương hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù của tỉnh cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất, thu hút doanh nghiệp. Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành nông nghiệp, chú trọng nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp về đầu tư lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tập trung chỉ đạo thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp, công tác giải ngân kịp thời; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án VnSAT…

Trong 5 chỉ tiêu năm 2018, tính đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I tăng 5,77%; cơ cấu kinh tế khu vực I chuyển dịch đúng hướng của tỉnh, ước đạt 27,69%. Đến nay đã xây dựng, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới là 24/54 xã, đạt 44,4% tổng số xã, dự kiến đến cuối năm nay công nhận thêm 2 xã, nâng tổng số xã đạt lên 26/54 xã, đạt 48,15%, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt trên 96%; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 1,92%, tăng 0,03% so với năm 2017.

 

Bài, ảnh: HOÀI THU