Thị trường chứng khoán tiếp tục “lỡ hẹn” với 1.300 điểm,ịtrườngchứngkhoánĐiểmsốhồiphụcdòngtiềngiảmnhưngluânchuyểntốsoi kèo mu vs liverpool khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE |
Biến số tác động đến thị trường chứng khoán thời gian tới? |
Thị trường chứng khoán có nhiều tiềm năng tăng trưởng cuối năm |
Thị trường chứng khoán trong nước trải qua một tuần diễn biến tương đối tích cực. Chỉ số VN-Index chỉ giảm nhẹ trong phiên đầu tuần và sau đó có 4 phiên tăng. Mặc dù mức tăng không quá lớn, nhưng cũng đủ để thị trường lấy lại xu hướng tăng điểm và tiếp cận dần tới mốc kháng cự rất quan trọng tại 1.300 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.288,39 điểm, tăng 17,79 điểm, tương đương 1,4% so với tuần trước. Chỉ số VN-Index đã lấy lại xu hướng tăng và có thời điểm vượt mốc 1.290 điểm. Thị trường không tăng điểm trên diện rộng, nhưng cơ bản vẫn được các nhóm ngành luân phiên hỗ trợ cho xu hướng tăng.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số đóng cửa tuần trái chiều nhau. Trong khi, chỉ số HNX-Index kết tuần tại mốc 231,37 điểm, giảm -1,30 điểm, tương ứng -0,56% so với tuần trước; thì chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ +0,25%, kết tuần tại 92,6 điểm.
Thanh khoản là điểm không thực sự tích cực trong tuần khi dòng tiền đã giảm khá mạnh. Tuy nhiên, việc dòng tiền thận trọng sau tuần giảm khá mạnh trước đó cũng là dễ hiểu. Hơn nữa, phân tích kỹ, dòng tiền vẫn đang cho thấy sự phân hóa và luân chuyển tích cực giữa các nhóm ngành. Tiền vẫn vào tốt theo kỳ vọng về kết quả kinh doanh hoặc những mã ngành có câu chuyện tốt. |
Trong tuần, các nhóm ngành có sự phân hóa khá lớn nhưng nhìn chung biến động giá trong tuần khá tốt. Hầu hết các nhóm ngành đều tăng giá so với tuần trước, điển hình như: dịch vụ hàng không, công nghệ, xây dựng và vật liệu xây dựng, nhóm Vingroup, thực phẩm đồ uống, bất động sản, chứng khoán, ngân hàng…
Cụ thể, theo dữ liệu từ SHS Research, nhóm ngành tích cực nhất góp phần cho sự tăng điểm của thị trường tuần này là nhóm cổ phiếu Vingroup với các mã VHM (+5,06%), VIC (+1,95%), VRE (+3,83%)...
Ngoài nhóm Vingroup, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như nhóm công nghệ thông tin, tiêu biểu với FPT (+4,10%), CMG (+5,58%), ELC (+2,86%)...
Nhóm thực phẩm và đồ uống cũng giao dịch ấn tượng với MSN (+7,28%), KDC (+0,79%), SAB (+1,59%), PAN (+5,63%)... Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng khởi sắc với VPB (+3,50%), TCB (+1,66%), CTG (+1,83%), LPB (+4,29%), ACB (+2,76%)...
Ngược lại, thị trường cũng ghi nhận một số ngóm ngành giảm điểm. Điển hình như nhóm ngành bán lẻ với MWG (-2,86%), DGW (-0,76%)... Nhóm ngành ô tô và phụ tùng giao dịch trong sắc đỏ với HAX (-0,91%), SVC (-4,42%), TMT (-3,38%)... Ngoài ra, đa số cổ phiếu ngành điện có một tuần giao dịch kém tích cực, cụ thể là POW (-2,70%), REE (-1,06%), KHP (-1,42%)...
Ngược chiều với điểm số, thanh khoản thị trường giảm khá mạnh so với tuần trước và đồng loạt giảm trên cả 3 sàn. Theo đó, giá trị giao dịch bình quân phiên toàn thị trường trong tuần còn 17.023 tỷ đồng/phiên, giảm khá mạnh 17,9% so với tuần trước. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân phiên trên HOSE chỉ còn 15.230 tỷ đồng/phiên, giảm gần 18% so với tuần trước; trên HNX còn 1.043 tỷ đồng/phiên, giảm 26%; trên UPCoM còn 750 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với tuần trước.
Đối với giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, khối này có một tuần bán ròng với giá trị lớn hơn. Theo đó, khối ngoại bán ròng 664 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, khối này bán ròng 304 tỷ đồng trên HOSE, bán ròng 288 tỷ đồng trên HNX, và bán ròng 72 tỷ đồng trên UPCoM. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã nâng giá trị bán ròng lên hơn 67.000 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Thị trường chứng khoán có một tuần cải thiện tích cực về điểm số. Mặc dù mức tăng qua từng phiên không quá lớn và chưa thể hiện tính bứt phá, nhưng đang tạo kỳ vọng tiếp tục tăng trong tuần mới. Chỉ số VN-Index đang vận động tích cực trong vùng 1.280 – 1.300 điểm nhờ các thông tin vĩ mô trong nước tích cực, cũng như kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng.
Thanh khoản là điểm không thực sự tích cực trong tuần khi dòng tiền đã giảm khá mạnh. Tuy nhiên, việc dòng tiền thận trọng sau tuần giảm khá mạnh trước đó cũng là dễ hiểu. Hơn nữa, phân tích kỹ, dòng tiền vẫn đang cho thấy sự phân hóa và luân chuyển tích cực giữa các nhóm ngành. Tiền vẫn vào tốt theo kỳ vọng về kết quả kinh doanh hoặc những mã ngành có câu chuyện tốt. Trong tuần qua là cổ phiếu ngân hàng khi có dự báo kết quả kinh doanh tốt; vật liệu xây dựng khi đầu tư công được chỉ đạo đẩy mạnh và các tuyến cao tốc mới được phê duyệt; hoặc nhóm Vingroup với câu chuyện mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes…
"Hiện tại, VN-Index biến động trong biên độ hẹp 1.280 điểm -1.300 điểm và cần chờ thêm diễn biến của thị trường khi tiến gần tới vùng kháng cự trên. Tuy nhiên, với các điều kiện vĩ mô tăng trưởng tích cực, kết quả kinh doanh tăng trưởng thì có thể kỳ vọng VN-Index có thể vượt kháng cự mạnh này trong thời gian tới" - SHS Research. |
Sau những thông tin vĩ mô tích cực được công bố, thị trường chứng khoán tuần tới sẽ ngóng chờ các thông tin về kết quả kinh doanh là chủ đạo. Nhiều dự báo đều cho thấy, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, tuy nhiên, con số thực tế sẽ phải chờ. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư có được thỏa mãn hay không, hoặc cũng đã được phản ảnh vào giá tuần qua sẽ là yếu tố tác động tới dòng tiền tuần tới. Dòng tiền không những cần duy trì được mức khả quan và cần luân chuyển tốt giữa các nhóm ngành mang tính dẫn dắt hoặc các mã trụ để hỗ trợ chỉ số VN-Index tiến tới mốc cao hơn.
Theo các chuyên gia của SHS Research, xu hướng ngắn hạn của VN-Index tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1.275 điểm, tương ứng giá trung bình 20 phiên hiện nay, với mục tiêu quay trở lại kiểm tra kháng cự rất mạnh, tâm lý 1.300 điểm. Trong trường hợp tích cực khi VN-Index vẫn duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn thì có thể kỳ vọng lên lại kháng cự 1.300 điểm trong tuần sau.
“Hiện tại VN-Index biến động trong biên độ hẹp 1.280 điểm -1.300 điểm và cần chờ thêm diễn biến của thị trường khi tiến gần tới vùng kháng cự nói trên. Tuy nhiên, với các điều kiện vĩ mô tăng trưởng tích cực, kết quả kinh doanh tăng trưởng thì có thể kỳ vọng VN-Index có thể vượt kháng cự mạnh này trong thời gian tới” – chuyên gia của SHS Research dự báo.
Trong khi đó, theo SSI Research, chỉ số VN-Index dao động trong biên độ hẹp 1.284 - 1.290 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn trong vùng trung tính, ủng hộ cho xu hướng tích cực duy trì. Dự kiến chỉ số VN-Index sẽ tiếp nối đà tăng hướng lên vùng kháng cự 1.296 điểm.
Chuyên gia của VDSC cũng bình luận, do tác động của áp lực cung tại vùng trên 1.290 điểm vẫn còn nên dự kiến thị trường sẽ tiếp tục trạng thái thăm dò cung cầu tại vùng quanh 1.290 điểm trong thời gian gần tới trước khi có tín hiệu cụ thể hơn.
Chuyên gia của KBSV cho hay, mặc dù áp lực rung lắc có thể đan xen trong quá trình hồi phục của chỉ số, cơ hội chinh phục mốc cản gần và xa hơn tại 1.300 vẫn đang rộng mở cho VN-Index./.