Không thuộc đối tượng chịu thuế
Cục Hải quan TP.HCM cho biết,ướngvềchínhsáchđốivớihànghóakhongoạkết quả mainz 05 theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để chờ xuất khẩu đi nước khác thì chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được ủy quyền) phải mở tờ khai tạm nhập, kê khai thuế, nộp thuế trước khi đưa hàng vào kho và trước khi đưa ra khỏi kho ngoại quan thì phải mở tờ khai tái xuất”.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13-8-2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu: hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan” thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ 3 thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan được quy định tại Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005 của Chính phủ và Điều 55 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6-12-2010 của Bộ Tài chính.
Còn thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định tại điều 12 Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 37 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6-12-2010, Điều 46 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15-11-2012 của Bộ Tài chính.
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất là hai loại hình khác nhau, quy định về quản lý cũng khác nhau.
Xử lý thế nào đối với hàng tồn?
Tại thời điểm kí hợp đồng thuê kho ngoại quan, chủ hàng nước ngoài và chủ kho ngoại quan căn cứ theo chế độ chính sách quy định về hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan tại Luật Hải quan và văn bản pháp quy khác, doanh nghiệp được chủ động quyết định hàng hóa gửi kho ngoại quan để bán nội địa một phần/toàn bộ, hoặc tái xuất tùy thuộc thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo quy định của Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp phải xác định trước lô hàng gửi kho ngoại quan để tái xuất hay bán và nội địa. Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, quy định này chưa phù hợp với pháp luật về thương mại, bí mật trong kinh doanh. Việc yêu cầu trong hợp đồng hoặc công văn cam kết “hàng hóa gửi kho ngoại quan để chờ đưa vào nội địa” không phù hợp với quyền sở hữu, định đoạt tài sản hợp pháp của chủ hàng và vi phạm về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quy định, trường hợp doanh nghiệp có công văn cam kết “hàng hóa gửi kho ngoại quan để chờ đưa vào nội địa” nhưng do nguyên nhân khách quan không thể tiêu thụ được nội địa thì không được tái xuất đi nước khác.
Vậy, trong trường hợp trên, nếu doanh nghiệp tái xuất trả lại cho chính chủ hàng đã gửi lô hàng này thì được hay không?
Trường hợp không tiêu thụ nội địa được, không được tái xuất đi nước khác thì những lô hàng tồn đọng quá thời hạn gửi kho ngoại quan được xử lý như thế nào. Nếu cơ quan Hải quan xử lý theo Thông tư 195/2010/TT-BTC ngày 6-12-2010 của Bộ Tài chính thì hàng hóa gửi kho ngoại quan trong trường hợp này không phù hợp với phạm vi điều chỉnh tại Thông tư 195/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan (chủ yếu nguyên liệu phụ vụ sản xuất xuất khẩu) để bán cho doanh nghiệp chế xuất thì được xem là tái xuất ra nước ngoài hay bán vào nội địa./.
Lê Thu