Hệ thống VNACCS được sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu,ụcHảiquanLàoCaiphổbiếnVNACCSchocôngchứcvàket qua cup phap tập trung vào 3 khâu: trước, trong và sau thông quan.
Hệ thống này đơn giản hóa các thủ tục, như thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế, thủ tục áp dụng chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch, thủ tục đơn giản đối với hàng trị giá thấp, quản lý hàng hóa tạm nhập - tái xuất; tăng cường kết nối với các bộ, ngành khác bằng cách áp dụng cơ chế một cửa; tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp; hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua việc áp dụng chữ ký điện tử; thay đổi căn bản việc quản lý, giám sát hải quan đối với một số loại hình theo hướng tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp.
Cụ thể, VNACCS gồm 133 quy trình nghiệp vụ trực tuyến và 6 quy trình nghiệp vụ. Ngoài ra, hệ thống VCIS sẽ phục vụ việc thông quan hàng hóa, công tác quản lý rủi ro hải quan. VCIS gồm 15 quy trình nghiệp vụ trực tuyến và 9 quy trình nghiệp vụ. VCIS có cơ chế kết nối với các hệ thống công nghệ thông tin hiện có của Hải quan Việt Nam nhưng VCIS chỉ được sử dụng trong ngành Hải quan.
Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai Dự án VNACCS/VCIS đối với công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan Lào Cai nói riêng và Hải quan Việt Nam nói chung. Việc áp dụng các điểm mới trong VNACCS sẽ có nhiều ưu điểm như nghiệp vụ đăng kí khai báo trước (khai báo tạm); tránh sai sót trong nhập dữ liệu; đơn giản hóa nghiệp vụ khai báo…
Theo dự kiến, hệ thống VNACCS/VCIS sẽ được vận hành vào 1-4-2014. Sau khi hệ thống vận hành chính thức, nhận thức và trình độ của công chức Hải quan Lào Cai và cộng đồng doanh nghiệp, người khai hải quan đối với hệ thống thông quan điện tử sẽ được nâng cao một bước, hiện thực hóa các mục tiêu về cải cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam./.
Nguyễn Thắng