【ti le ca c】Đến lượt người giàu thắt chặt chi tiêu
Bản nghiên cứu cho biết,Đếnlượtngườigiàuthắtchặtchitiêti le ca c cuộc khủng hoảng ở Ukraine, biểu tình ở Hồng Kông và sự sụt giảm tại các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Trung Quốc đang khiến mức tiêu thụ các mặt hàng cao cấp có xu hướng giảm.
Riêng tại Trung Quốc, doanh số bán những hàng cao cấp như điện thoại, rượu, túi xách và siêu xe được dự đoán sẽ giảm lần đầu tiên trong năm nay do chiến dịch chống tham nhũng của Chính phủ nước này.
“Chậm hơn nhưng ổn định, đây là diễn biến trên thị trường hàng cao cấp toàn cầu năm 2014,” chuyên gia các mặt hàng cao cấp của Bain & Co, bà Claudia D’Arpizio nhận xét trong bản báo cáo.
Triển vọng không mấy lạc quan này được đưa ra trong bối cảnh các thương hiệu và công ty sản xuất các mặt hàng cao cấp dự báo doanh thu và lợi nhuận sụt giảm.
Burberry Group, hãng thời trang cao cấp của Anh, dự báo doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm nhẹ trong nửa cuối năm nay, trong khi doanh thu hàng túi xách Mulberry của hãng này cũng cắt giảm mức dự báo cho nửa đầu năm sau khoảng 17%
Trong khi đó LVMH, công ty sở hữu những thương hiệu đắt tiền như Louis Vuitton, rượu Hennessy và champagne Dom Perignon từ chối đưa ra mức dự báo cho năm nay với lý do môi trường kinh tế và tài chính không ổn định.
Tháng trước Prada cũng dự kiến lợi nhuận sẽ tiếp tục giảm cho đến cuối năm. Trước đó, Công ty công bố thu nhập ròng 6 tháng đầu năm của hãng giảm 21%.
Những người giàu có là những khách hàng chính tiêu thụ những hàng xa xỉ phẩm. Các nhà kinh tế ước tính 20% những người tiêu dùng hàng đầu đã chiếm hơn một nửa tổng số chi tiêu trong giai đoạn phục hồi kể từ năm 2009.
Tuy nhiên, thị trường biến động cùng với tình trạng bất ổn ngày càng tăng trên thế giới và suy giảm kinh tế ở châu Âu và các thị trường mới nổi đang khiến cho ngay cả những người chi tiêu bạo tay cũng phải đắn đo.
Chi tiêu cho các mặt hàng cao cấp ở Nga dự kiến giảm 18% trong năm nay trong khi mức giảm ở Trung Quốc khiêm tốn ở mức 2%./.
Mai Hương (theo CNBC)