您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【bảng xếp hạng ha lan】Nghề “hot” ở khu III

Empire7772025-01-11 05:10:35【Cúp C1】3人已围观

简介Chị Thanh may hàngNhịp mayChị Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1982, là một trong hơn 300 hộ làm nghề may bảng xếp hạng ha lan

Chị Thanh may hàng

Nhịp may

Chị Nguyễn Thị Thanh,hotbảng xếp hạng ha lan sinh năm 1982, là một trong hơn 300 hộ làm nghề may tại nhà trên địa bàn xã Vinh Giang. Vừa trò chuyện với chúng tôi, mắt không rời đường kim mũi chỉ, chị vừa thoăn thoắt may hàng. “Từng có kinh nghiệm may gia công tại TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2007 đến 2015 tôi cùng chồng về quê trồng trọt, chăn nuôi. Ba năm trở lại đây, tôi mới trở lại nghề này”, chị Thanh cho biết. Chị Thanh là một trong nhiều trường hợp công nhân may xa quê lâu ngày trở lại địa phương. “Với vốn kinh nghiệm tích góp được, chỉ cần đầu tư máy may, thêm một chiếc máy vắt sổ, tôi có thể nhận may từ hàng dễ đến hàng khó”, chị tự hào.  Tiếng nhịp chân của máy may đã giúp gia đình chị Thanh có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống.

Với vợ chồng chị Ni Ê Thị Lài, hộ nghèo tại xã Vinh Hải, tiếng máy may đã mang lại ấm no, và hơn thế nữa, là thời gian ở bên gia đình. Cuộc sống vốn khó khăn bởi trình độ không cao, hai vợ chồng chị Lài lại có một trong hai con gái bị bệnh, không thể tự chủ được. Mẹ chồng đã có tuổi, không đủ sức trông cháu, hoàn cảnh bắt buộc một trong hai anh chị phải có mặt ở nhà. Chị Lài bắt đầu mua máy, nhận hàng may.

Đón chúng tôi, chị cười hiền: “Lúc trước tôi cũng từng may trong Nam. Ra quê nghề mai một dần, tay chân cứng không làm được nữa. Hai vợ chồng chỉ quanh quẩn con gà, thửa ruộng. Năm 2016, được địa phương hỗ trợ học nghề, dành dụm mãi đến năm nay chúng tôi đã sắm đủ hai máy may và một máy vắt sổ”. Trung bình mỗi tháng gia đình chị Lài có thu nhập 6 triệu đồng, số tiền không nhỏ đối với miền quê nghèo khó này. Anh Huỳnh Phường, 47 tuổi, chồng chị Lài tóc đã bắt đầu bạc cắm cúi bên bàn máy, chúng tôi thầm cảm ơn cái duyên đã đưa nghề may tại nhà đến với bà con nơi này. Sẽ có rất nhiều hộ gia đình nhờ nghề may để vươn lên thoát nghèo.

Sống tốt

Bà Lê Thị Bé, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Hải cho biết: “Trên địa bàn xã Vinh Hải có gần 100 thợ may tại nhà, hầu hết trước khi vào nghề họ đều làm những việc khác. Bà con ngoài may còn đi biển đánh cá, làm nông và chăn nuôi ”. Lợi thế của các xã trong nghề này chính là có đội ngũ xe vận tải. Các đại lý dùng xe nhà trực tiếp chở hàng cần gia công từ TP. Hồ Chí Minh ra Huế. “Trước đây khi phụ thuộc vào xe khách đường dài, hàng cần gia công có giá thành cao dẫn đến thu nhập của người may thấp. Bây giờ, trên địa bàn xã Vinh Giang có đến 4 xe vận tải chuyên chở, nhờ đó hàng chạy đều, an toàn và mang lại thu nhập cao hơn cho bà con may tại nhà”, bà Nguyễn Thị Ý, Chủ tịch Hội LHPN xã Vinh Giang cho biết.

Được biết nghề may tại xã Vinh Giang manh nha từ lâu, song đến giai đoạn 2016 – 2017 mới phát triển mạnh mẽ. "Xu hướng hiện nay là các chị em vừa may kiếm thêm thu nhập, vừa có thể chăm sóc gia đình. Đầu tư vào nghề may vốn không nhiều và có thể tận dụng thời gian nông nhàn”, bà Ý cho biết thêm. Không những mang lại nguồn thu nhập, nghề may tại nhà còn gắn kết tình cảm gia đình. Đa số các hộ may đều “có đôi có cặp”. Chúng tôi chứng kiến cảnh anh Trương Đại, sinh năm 1994 (xã Vinh Mỹ), được vợ chỉ cách vận hành máy vắt sổ. Chân giữ bàn đạp, trán vã mồ hôi, người cha của hai đứa con đang gắng học để kiếm thêm tiền lúc rỗi việc. Anh Đại là một trong nhiều trụ cột gia đình tại vùng khu III bén duyên với nghề may nhờ vợ.

Tuy không cao, song nghề may vẫn tiền ẩn những rủi ro nhất định. 100% người may sử dụng máy may công nghiệp nên vấn đề an toàn điện rất cần được quan tâm. Hơn nữa, do nguồn hàng thường được phân phối bởi các đại lý “bà con họ hàng”, giao và nhận chủ yếu bằng niềm tin nên một số đơn hàng may còn giản đơn, người may dễ chịu thiệt thòi lúc gặp sự cố.

Bài, ảnh: Mai Huế

很赞哦!(8912)