您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【alanta vs】Việc giải cứu nông sản cho thấy cơ chế liên kết 5 nhà vẫn chưa hiệu quả

Empire7772025-01-26 17:56:54【Nhận Định Bóng Đá】2人已围观

简介Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đang đi đúng hướng.Giải cứu nông sản cho t alanta vs

bộ trưởng nguyễn xuân cường

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đang đi đúng hướng.

Giải cứu nông sản cho thấy liên kết 5 "nhà" chưa hiệu quả

Theệcgiảicứunôngsảnchothấycơchếliênkếtnhàvẫnchưahiệuquảalanta vso ĐB Trần Trí Quang (Đồng Tháp), sản xuất nông nghiệp chưa phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Nền nông nghiệp còn chịu nhiều rủi ro về thị trường, dễ bị tổn thương. Do đó, ĐB cho rằng, cần tiếp tục tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn về thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng trong tái cơ cấu nông nghiệp, như việc sửa đổi chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất.

Việc chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, trồng cây ăn trái mang hiệu quả nhiều hơn. Việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó hướng tới xây dựng chuỗi ngành hàng nông sản còn chậm. ĐB Trần Trí Quang đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể và quyết liệt hơn.

ĐB Trương Anh Tuấn (Nam Định) cho rằng, cần xây dựng thương hiệu mạnh cho nông sản Việt, tuy nhiên ĐB lại bày tỏ băn khoăn: "...loại giống nào ở đâu nuôi trồng tốt lại chưa rõ, bởi thương hiệu chưa rõ, tốt xấu lẫn lộn khiến sản phẩm mất giá. Đề nghị cần có các cuộc thi công khai tôn vinh chất lượng sản phẩm nông nghiệp, định hướng sản xuất cho nông dân. Hiện Việt Nam có trên 200 loại thóc, tương ứng hơn 200 loại gạo, địa phương nào cũng tự hào mình có gạo ngon, đặc sản nhưng thực tế chưa chắc chắn vì chúng ta đã tổ chức thi gạo ngon bao giờ đâu. Thực tế đã có thi hoa hậu bò sữa, nhưng lúa gạo gắn với người dân Việt Nam hàng nghìn năm thì lại chưa có cuộc thi gạo ngon nhất nào được công khai”, ĐB nói.

Do đó, vị ĐB đến từ tỉnh Nam Định mong rằng ngành Nông nghiệp tới đây sẽ sớm vinh danh cho sản phẩm gạo Việt, qua đó xây dựng thương hiệu nông sản, giúp nông dân sản xuất sản phẩm có giá trị bền vững cao.

Theo ĐB Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hoà), trong lĩnh vực nông nghiệp, tái cơ cấu nền nông nghiệp đã bắt đầu đem lại những kết quả tích cực, tuy nhiên, tình trạng được mùa mất giá vẫn tiếp tục tái diễn, việc giải cứu nông sản như thanh long, chuối, khoai tây thời gian vừa qua cho thấy cơ chế liên kết 5 nhà vẫn chưa hiệu quả, phát triển hợp tác xã, đầu tư công nghiệp chế biến sau thu hoạch, công tác quy hoạch trong nông nghiệp cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu và có giải pháp hiệu quả hơn.

Giải trình làm rõ một số vấn đề ĐB Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, tăng trưởng nông nghiệp tính đến hết tháng 9/2018 là 3,65%. “Đây là mức tăng trưởng cao so với nhiều năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh trên thế giới thiên tai ảnh hưởng rất lớn. Thành quả chung đó càng khẳng định nỗ lực của Chính phủ, tuy nhiên không được chủ quan, nhất là tình hình mưa bão lũ những tháng cuối năm, nguy cơ dịch tả lợn ở châu Phi đã lây lan sang nhiều quốc gia…”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tổng kết 5 năm cho thấy cơ cấu lại ngành đang đi đúng hướng, sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng; nông sản đã xuất khẩu tới 180 quốc gia. Tổng giá trị nông sản xuất khẩu đạt 200 tỷ USD trong 5 năm…

Người đứng đầu ngành NN&PTNT nêu ví dụ, 5 năm trước giá gạo Việt Nam rất thấp, hiện đã cao hơn Thái Lan, Ấn Độ... đảm bảo cả về cơ cấu và giá trị. Năm 2018, xuất khẩu gạo đã đạt cao nhất về lượng, giá trị.

Nhắc đến tình trạng “ùn ứ thanh long” và một số mặt hàng nông sản khác theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đó là do “những biến động rủi ro của thương mại”.

“Nếu không cẩn trọng sẽ tăng khoảng cách giàu- nghèo”

Đó là cảnh báo của người đứng đầu ngành NN&PTNT nói về những thách thức khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Một số ĐB quan tâm đến những bất cập trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới. ĐB Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho biết, một loạt các tiêu chí đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, để đạt được mục tiêu cần đầu tư rất lớn từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn từ nhân dân, trong khi cư dân tại các vùng này có đời sống vô cùng khó khăn, thu nhập thấp, ngân sách địa phương còn hạn hẹp.

ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) cũng cho rằng, việc ban hành sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn có những bất cập.

“Trong chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020, nhà nước có nhiều chính sách chung, chính sách ưu đãi riêng với các hợp tác xã nhưng số lượng hợp tác xã được hưởng chính sách hỗ trợ còn hạn chế. Các chính sách chưa đi vào cuộc sống như chính sách về tín dụng cả nước chỉ có 35 hợp tác xã được vay gần 70 tỷ đồng vốn từ ngân hàng thương mại không có tài sản bảo đảm, còn không ít hợp tác xã muốn vay thì các thành viên hợp tác xã phải thế chấp bằng sổ đỏ của gia đình mình nên chưa bảo đảm nguồn vốn cho hợp tác xã hoạt động”, ĐB Mai Sỹ Diến phân tích thêm.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng vẫn còn nhiều thách thức, nếu không cẩn trọng dẫn tới thực trạng tăng khoảng cách giàu nghèo tại các nơi vùng sâu, vùng xa khi thực hiện nông thôn mới. Mặc dù vậy, sau 3 năm thực hiện nghị quyết của Quốc hội, đã có hơn 40% số xã đạt chỉ tiêu nông thôn mới. “Về cơ bản sẽ "cán đích" hoàn thành mục tiêu 50% số xã đạt nông thôn mới trước một năm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay./.

Minh Anh

很赞哦!(95)