【lich thi bong da ngoai hang anh】Tranh luận về quy định tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: Quốc hội |
Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Liên quan đến việc tách vụ án hình sự có NCTN phạm tội (Điều 140), đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật phải tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết. UBTVQH nêu rõ: Nhằm thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”, thực thi đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều chính sách và quy định chuyên biệt, thân thiện và nhân văn hơn dành cho NCTN…
Cụ thể, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên không quá 1/2 thời hạn đối với người trưởng thành, trừ trường hợp vụ án có tính chất đặc biệt phức tạp. Người tiến hành tố tụng phải đáp ứng điều kiện đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người chưa thành niên.
Quy định trình tự, thủ tục, thời hạn chuyên biệt và cụ thể để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng và biện pháp xử lý chuyển hướng giáo dục tại Trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên. Ngoài ra, dự thảo Luật còn nhiều chính sách chuyên biệt khác chỉ áp dụng với người chưa thành niên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự…
Để thực hiện được đầy đủ các chính sách nhân văn này, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao đều thống nhất việc tách vụ án trong trường hợp vụ án có bị can là NCTN và người trưởng thành.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về thời điểm tách vụ án trong giai đoạn điều tra, Bộ Công an đề nghị quy định khi xét thấy đã làm rõ hành vi phạm tội của NCTN và các tình tiết có liên quan; Toà án Nhân dân Tối cao đề nghị không quy định cụ thể thời điểm tách vụ án trong Luật và nên giao cho liên ngành tư pháp trung ương quy định chi tiết để bao quát các trường hợp trong thực tiễn giải quyết án.
Tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật phải tách vụ án có NCTN phạm tội trong giai đoạn điều tra để giải quyết, nhằm bảo đảm thực thi đầy đủ, hiệu quả các chính sách nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo Luật.
Linh hoạt, tùy từng trường hợp, không nhất thiết vụ án nào cũng phải tách
Tại Phiên họp, nhiều ý kiến cũng góp ý về vấn đề tách vụ án hình sự có NCTN phạm tội quy định tại Điều 140 của dự thảo Luật. Các đại biểu cơ bản đồng tình với việc tách vụ án hình sự có NCTN phạm tội để giải quyết, tuy nhiên cho rằng, đây là vấn đề lớn và còn nhiều ý kiến khác nhau. Các ý kiến đề nghị không quy định cụ thể thời điểm tách vụ án trong Luật và nên giao cho liên ngành tư pháp trung ương quy định chi tiết để bao quát các trường hợp trong thực tiễn giải quyết án.
Đồng thời cần linh hoạt, tùy từng trường hợp, không nhất thiết vụ án nào cũng phải tách, khi xét thấy đã làm rõ hành vi phạm tội của NCTN và các tình tiết có liên quan thì mới tách vụ án hình sự để giải quyết.
Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Quốc hội |
Vẫn giữ quan điểm “không phải vụ án nào cũng tách xử lý người chưa thành niên và người trưởng thành”, đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc tách tất cả các vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội chưa hẳn sẽ hợp lý. Bởi lẽ, có những trường hợp tình tiết trong xử lý vụ án mà người chưa thành niên có liên quan rất lớn, đặc biệt là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà nếu tách ra sẽ gây khó khăn cho các cơ quan điều tra, xét xử.
Do đó, đại biểu Phạm Văn Hòa ủng hộ quan điểm của Tòa án Nhân dân Tối cao “không quy định cụ thể thời điểm tách vụ án trong dự thảo Luật và nên giao cho liên ngành tư pháp trung ương quy định chi tiết”, vì như vậy sẽ bao quát hết các trường hợp trong thực tiễn giải quyết án.
Góp ý nội dung này, đại biểu Lê Tất Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, trong thực tiễn tội phạm NCTN đang tiếp tục tăng lên, rất nhiều vụ án NCTN giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, khi xét xử cần phải có đầy đủ lời khai, đối chất trực tiếp của tất cả các bị cáo tại phiên tòa thì mới có đủ căn cứ để giải quyết vụ án.
“Nếu tách ra thì cả những bị cáo là NCTN và bị cáo đã thành viên đều phải có mặt tham dự cả 2 phiên tòa. Đặc biệt hơn nữa, khi vụ án phải giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, ví dụ việc tranh chấp về bồi thường thiệt hại thì sẽ giải quyết ở phiên toà nào, phiên tòa người chưa thành niên hay phiên tòa người đã thành niên?”, đại biểu Lê Tất Hiếu bày tỏ băn khoăn.
Đại biểu Lê Tất Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Quốc hội |
Tán thành với việc tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra để giải quyết, ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh) cho rằng, cùng với các chính sách khác dành cho người chưa thành niên đã được quy định tại dự thảo Luật, thì việc giữ quy định "tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra để giải quyết" sẽ góp phần bảo đảm thực thi đầy đủ, hiệu quả các chính sách nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo Luật.
Tranh luận về vấn đề này, ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh, đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa cho rằng, cần bàn thấu đáo nội dung này. Bởi, dù việc tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội có tính nhân văn, nhưng thực tế sẽ có thể nảy sinh nhiều vấn đề khó có thể lường hết được, trong khi các cơ quan chức năng cũng chưa tổng kết về công tác này.
Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị, dự thảo Luật chỉ quy định tách vụ án hình sự ngay sau khi có chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can là người chưa thành niên. Cơ quan tiến hành tố tụng có thể tách vụ án hình sự để giải quyết vụ án độc lập đối với các bị can là người chưa thành niên hoặc người bị hại, và "không phải vụ nào cũng tách". Đề xuất phương án này, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cho rằng, cần có bước chuyển tiếp thực hiện thì sẽ hợp lý hơn.
Người chưa thành niên phạm tội hiếp dâm bị xử lý thế nào? | |
Trợ giúp viên pháp lý hỗ trợ cho người chưa thành niên phạm tội |