Doanh nghiệp nông sản kiếm hàng chục triệu USD trong vài ngày đến Dubai | |
Xuất siêu ngành nông nghiệp giảm 20% | |
Xuất khẩu nông sản "nhắm" mục tiêu 43 tỷ USD | |
Kỷ lục xuất khẩu nông sản 2018 |
Cả năm 2019,ấtkhẩunôngsảntỷUSDquotrủnhaulaodốsoi kèo fulham vs leicester XK nông, lâm, thủy sản hướng tới mục tiêu 43 tỷ USD. Nguồn: Internet |
Sụt giảm hàng loạt
Theo thông tin mà Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) vừa công bố: Kim ngạch XK nông, lâm, thuỷ sản tháng 2 ước đạt 1,93 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 5,5 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 2,71 tỷ USD, giảm tới 10,1%. Đáng chú ý, giá trị XK hàng loạt mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, tiêu, điều, cà phê, sắn … đều theo chiều đi xuống so với cùng kỳ năm trước.
Trong bức tranh XK nông sản dịp đầu năm, ghi nhận sự sụt giảm mạnh mẽ điển hình phải kể tới mặt hàng gạo. Bộ NN&PTNT nêu rõ: Đến nay, Việt Nam luôn nằm trong top 3 quốc gia XK gạo nhiều nhất thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đến nay, giá gạo giảm. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm và các thị trường khác chưa có nhiều khởi sắc.
2 tháng đầu năm, XK gạo ước đạt 837 nghìn tấn và 364 triệu USD, tăng 1,1% về khối lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tại thị trường nội địa, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL diễn biến giảm trong bối cảnh thu hoạch vụ Đông Xuân đang vào vụ rộ, trong đó giá lúa tại Kiên Giang giảm mạnh nhất.
Bên cạnh gạo, hồ tiêu cũng là mặt hàng ghi nhận sự sụt giảm lớn về mặt giá cả. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Giá tiêu sau kì nghỉ Tết Nguyên đán ổn định ở mức 46.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất trong vòng gần 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, rất ngắn sau đó, chỉ khoảng 2 tuần sau Tết, giá tiêu tiếp tục giảm chỉ còn ở mức 44.000 đồng/kg, bằng 1/5 lần so với mức kỉ lục 230.000 đồng/kg thiết lập vào năm 2013 - 2014. Cập nhật đến ngày 28/2, giá hồ tiêu tại khu vực miền Nam, Tây Nguyên dao động trong khoảng 42.000 - 45.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất được ghi nhận tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đồng Nai.
Xung quanh câu chuyện XK nông sản ảm đạm nói chung, mặt gạo lúa gạo nói riêng, ông Lê Văn Bảnh - nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL đánh giá: Năm 2018, ngành lúa gạo dường như đã khởi sắc với sự gia tăng tăng cả về giá cả và chất lượng. Tuy nhiên, năm 2019 chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn khi các quốc gia thu mua lớn có xu hướng giảm NK, tiến tới tự chủ nguồn lương thực.
Ở chiều ngược lại, các quốc gia XK gạo tăng cường xuất ra thị trường. Cụ thể, trước đây chỉ có Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ sản xuất, XK gạo nhưng hiện nay Campuchia, Bangladesh cũng sản xuất và XK lúa gạo. Thị trường Myanma trước đây giữ vị trí nhất nhì trong sản xuất lúa gạo, sau thời gian sụt giảm hiện cũng bắt đầu phục hồi.
Tương tự lúa gạo, XK hạt điều, hồ tiêu… cũng được dự báo không mấy suôn sẻ trong cả năm 2019. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas): 2019 vẫn là một năm thử thách rất lớn cho các nhà máy chế biến và kinh doanh điều. Thời gian tới, giá điều thô có xu hướng đi xuống sâu khi vào vụ. Về điều nhân, giá sẽ tiếp tục trầm lắng cho đến tháng 3, tháng 4 khi các nhà rang chiên bắt đầu hợp đồng mua hàng cho năm 2019.
Đa dạng hoá thị trường
Xung quanh câu chuyện sản xuất, XK nông sản của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đánh giá: Bên cạnh những mặt tích cực, năng suất lao động, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản Việt dù được cải thiện song vẫn còn thấp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Ngoài ra, năng lực sản xuất của nông nghiệp Việt Nam đã rất lớn mạnh trong khi thị trường tiêu thụ diễn biến khó lường. Công tác dự báo cung, cầu yếu nên có lúc, có nơi đã xảy ra tình trạng nông sản bị tồn đọng, tiêu thụ bị chậm, giá giảm, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân…
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT: Mặc dù thị trường XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam rộng và đa dạng, nhưng mức độ tập trung vào một số thị trường chính khá cao. Xu hướng đa dạng hóa thị trường XK còn chậm nên tiềm ẩn rủi ro cao về rào cản thương mại và thiếu chủ động khi có sự thay đổi của các thị trường đó. Cụ thể như: Kim ngạch XK rau quả tươi vào Trung quốc chiếm 75,6% tổng kim ngạch XK rau quả của Việt Nam; XK đồ gỗ vào Hoa Kỳ chiếm 40,7%; XK thủy sản vào Mỹ chiếm 17,6% và vào EU chiếm 17,4%...
Nhìn nhận riêng ở trường hợp của lúa gạo, ông Bảnh nêu quan điểm: Để thị trường lúa gạo của Việt Nam phát triển ổn định, XK bền vững, các DN lúa gạo phải đa dạng hóa thị trường XK; đồng thời cần tăng chất lượng lúa gạo và nâng cao uy tín trên thị trường lúa gạo thế giới. Đây cũng giải pháp quan trọng để lúa gạo Việt có thể XK sang các thị trường khó tính như: Đông Bắc Á, Tây Âu…
Với hạt điều, Hiệp hội Điều Việt Nam khuyến cáo: Các nhà sản xuất phải thật năng động tích cực tìm thị trường tiêu thụ điều nhân. Đồng thời, các nhà chế biến, XK hạt điều cần có một giải pháp đồng bộ, từ nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giao hàng đúng hạn, hoàn thiện chứng từ XK nhanh và chính xác, chấn chỉnh dịch vụ hậu mãi,…
Thời gian tới, để hỗ trợ tích cực cho sản xuất, XK nông sản, Bộ NN&PTNT xác định sẽ đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; tăng cường năng lực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, nâng cao năng lực nghiên cứu và dự báo cung cầu nông sản...