【tỉ số kusen】Hiệu quả trợ giúp pháp lý ở cơ sở
Công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh năm 2016 được triển khai nhiều giải pháp đồng bộ,ệuquảtrợgipphplởcơsởtỉ số kusen hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận, áp dụng đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.
Buổi trợ giúp pháp lý lưu động tại chùa Khemmararăngsây, ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A.
Để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, các trợ giúp viên và cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở tỉnh đã tích cực tham gia các hoạt động trợ giúp cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Năm 2016, các trợ giúp viên pháp lý, luật sư, cộng tác viên đã trực tiếp tư vấn, hướng dẫn hơn 500 vụ việc cho các đối tượng. Nội dung trợ giúp gồm những vấn đề liên quan đến pháp luật về hôn nhân và gia đình, lao động, việc làm, bảo hiểm, ưu đãi người có công với cách mạng, về lĩnh vực dân sự, đất đai. Hình thức trợ giúp pháp lý linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng nơi, từng đối tượng, nội dung phong phú, thiết thực với phương châm đưa công tác trợ giúp pháp lý hướng về cơ sở, đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ngoài ra, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh còn cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho người dân…
Ông Thạch Thanh Thu Hoài, ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Gia đình tôi là người dân tộc, chữ nghĩa không rành mấy, hôm trước, mấy chú đoàn trợ giúp pháp lý đến tận ấp để trợ giúp, giải đáp thắc mắc của người dân những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, bà con rất phấn khởi. Tại đây, tôi được giải đáp những thắc mắc về chế độ chính sách đối với mình. Tôi rất hài lòng, hy vọng sẽ có nhiều buổi trợ giúp như thế nữa”.
Còn ông Diệp Hòa Mỹ, ở ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Đến với buổi trợ giúp pháp lý lưu động tôi được tuyên truyền, hiểu biết thêm nhiều kiến thức pháp luật, có thắc mắc gì về pháp luật cũng được giải đáp ngay. Tôi thấy khi tham gia trợ giúp pháp lý lưu động rất bổ ích”.
Theo ông Vũ Anh Quân, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, trước khi tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, đơn vị phải khảo sát đối tượng, nhu cầu thực tế liên quan đến pháp luật; chuẩn bị các tài liệu, kiến thức pháp lý phù hợp để khi tổ chức tư vấn, giải đáp các đề nghị của người dân được kịp thời. Hoạt động này thực sự trở thành “công cụ tuyên truyền hiệu quả”, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự từ cơ sở.
Để công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách ngày càng hiệu quả hơn, ông Vũ Anh Quân nhấn mạnh, sẽ tăng cường vai trò của trung tâm trong công tác này, đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý tại các xã, phường, thị trấn; nâng cao nhận thức của cán bộ, chính quyền địa phương về vai trò của cơ quan tư pháp trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao trình độ, kỹ năng của trợ giúp viên pháp lý; tăng cường xây dựng đội ngũ cộng tác viên tham gia công tác trợ giúp pháp lý, nhất là lực lượng luật sư, luật gia…
Bài, ảnh: PHI YẾN