【kết quả bóng đá pohang】Thu hồi hàng loạt pháo hoa Trung Quốc gây thương tích

Hiện nay,ồihàngloạtpháohoaTrungQuốcgâythươngtíkết quả bóng đá pohang pháo hoa mang nhãn hiệu Adrenaline có mô hình 1159, số lô 43F132/066/13 có 9 loạt bắn do Trung Quốc sản xuất bị Hà Lan thu hồi vì lí do pháo hoa có thể nổ quá sát mặt đất (ở độ cao dưới 8 m) khiến mọi người trong tầm cao đó có thể bị bỏng hoặc chấn thương. Vì vậy, buộc phải thu hồi sản phẩm không tuân thủ theo quy chuẩn Châu Âu - EN 15.947-5 về pháo hoa.

Hà Lan thu hồi pháo hoa Adrenaline dễ gây thương tích

Hà Lan thu hồi pháo hoa Adrenaline của Trung Quốc vì dễ gây thương tích. Ảnh minh họa

Cũng tương tự vấn đề trên, nước này lại tiếp tục thu hồi loại pháo hoa Masterline có tên Falcon, mẫu mô hình RVW316 mang mã vạch 43F225/017/13. Đây là loại pháo hoa làm từ mìn và ắc quy gồm 25 loạt bắn, do Trung Quốc sản xuất.

Thêm nữa, pháo hoa hiệu Rubro có tên Het GOUDEN Licht, mẫu RVW460, số lô 43F225/017/13 có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng nằm trong danh sách sản phẩm bị Hà Lan thu hồi trong thời điểm này vì nguy cơ gây bỏng cho người ở độ cao tương đối thấp khoảng 8m.

Pháo hoa Het Gouden Licht của Trung Quốc bị thu hồi

Pháo hoa Trung Quốc Het Gouden Licht bị thu hồi tại Hà Lan. Ảnh minh họa

Nối dài thêm danh sách pháo hoa Trung Quốc bị thu hồi do dễ gây bỏng cho người vì pháo nổ ở mức khá thấp, pháo hoa Mammoth có mẫu DC195, mang mã vạch 43F263/027/13, gồm tổng số 36 loạt bắn cũng bị thu hồi khỏi thị trường.

Trong danh sách thu hồi của Hà Lan còn đề cập đến sản phẩm pháo hoa Die Hard, số mô hình LE290, mang mã vạch 43/F555/162/13 làm từ ắc quy có 7 loạt bắn mang xuất xứ từ Trung Quốc.

Sản phẩm bị thu hồi vì nguy cơ bùng nổ ngẫu nhiên. Người sử dụng có thể chưa chuẩn bị kịp cho vụ nổ dễ gây thương tích hoặc bị bỏng. Hơn nữa, sản phẩm còn đặt ra mối nguy hiểm khi mảnh vỡ từ pháo hoa có thể bay theo chiều ngang gây hại cho người xung quanh.

Hàng loạt pháo hoa Trung Quốc bị thu hồi tại Hà LanHàng loạt pháo hoa Trung Quốc bị thu hồi tại Hà Lan. Ảnh minh họa

Ngoài ra còn hàng loạt các loại pháo hoa Trung Quốc khác cũng bị thu hồi tại Hà Lan như: Grand Prix, có tên Burst Blow, số hiệu LE761, mang vạch mã 43F318/041/13 hay pháo hoa Grand Prix, tên là Crackling Chicane, mã E761, số lô 43F318/041/13; Fight Club gắn mẫu LE290, số lô 43/F555/162/13.

Tất cả các sản phẩm này đều thuộc loại văn phòng phẩm OECD Portal 62000000, bị thu hồi khỏi thị trường do không đạt tiêu chuẩn Châu Âu EN 15.947-5 về pháo hoa nên rất nguy hiểm cho người sống tại khu vực xung quanh.

Linh Nguyễn

Sẽ cho nhập 20.000 thùng pháo hoa