【trận đấu werder bremen gặp bayern】Trung ương cho ý kiến Quy chế bầu cử, thông qua dự thảo văn kiện Đại hội XIII
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị,ươngchoýkiếnQuychếbầucửthôngquadựthảovănkiệnĐạihộtrận đấu werder bremen gặp bayern Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, theo quy định của Điều lệ Đảng, mỗi kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều phải xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử. Việc ban hành và tổ chức thực hiện tốt các quy chế này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo đảm thành công của Đại hội.
Vai trò nêu gương của các Uỷ viên Trung ương
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho hay, vừa qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban và cơ quan của Trung ương Đảng nghiên cứu, rà soát lại Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử tại các kỳ Đại hội trước (từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng).
Đồng thời tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quy chế làm việc và Quy định về sinh hoạt của Đại biểu tại Đại hội (ở các Đại hội XI và XII) và đánh giá việc thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương khoá XI ban hành, đã được thực hiện có kết quả tốt đẹp tại đại hội đảng bộ các cấp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng |
Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị xây dựng dự thảo Quy chế làm việc và dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội lần này và hôm nay trình Trung ương xem xét, cho ý kiến để tiếp tục hoàn chỉnh, trình Đại hội XIII xem xét, quyết định.
Tinh thần chung là phải phát huy dân chủ, trí tuệ, tâm huyết của mỗi đại biểu; đồng thời phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc, các quy định, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, trách nhiệm của cá nhân mỗi đại biểu dự Đại hội, đặc biệt là vai trò nêu gương của các Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII và các trưởng đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các Ủy viên Trung ương, trên cơ sở nắm chắc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng và thực tiễn chỉ đạo tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp vừa qua, đặc biệt là kết quả thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương khoá XI ban hành, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo Quy chế làm việc và Quy chế bầu cử trình Đại hội XIII của Đảng, bảo đảm thực hiện đúng Điều lệ Đảng, các nguyên tắc, quy chế, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Xem xét, thông qua dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII
Liên quan đến dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, ngay sau Hội nghị Trung ương 13 (tháng 10 vừa qua), Bộ Chính trị đã chỉ đạo các Tiểu ban và các cơ quan có liên quan khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Trung ương tiếp để tục hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện, gửi xin ý kiến Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng vào ngày 20/10 để xin ý kiến rộng rãi của toàn thể toàn dân.
Đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài cũng đã hoan nghênh, nhiệt tình tham gia góp ý kiến, gửi thư, tài liệu cho các cơ quan và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội.
Các cơ quan chức năng của Trung ương đã tập hợp, tổng hợp, phân loại các ý kiến đóng góp từ hơn 1400 trang của đại hội đảng bộ các cấp, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và xây dựng thành Báo cáo tổng hợp chung với gần 200 trang.
Qua tổng hợp, phân tích các ý kiến cho thấy, hầu hết các ý kiến đều thể hiện sự tâm huyết, thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm cao với Đảng, với nhân dân, đất nước; hoan nghênh việc Trung ương đã cập nhật tình hình thế giới, trong nước và ý kiến góp ý bước đầu của các đồng chí nguyên là lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học, các nhà quản lý để hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện trước khi công bố lấy ý kiến nhân dân.
Hội nghị Trung ương 14 khai mạc sáng 14/12. Ảnh: Nhật Bắc |
Các ý kiến góp ý cho rằng đây là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần thật sự cầu thị, dân chủ ngày càng cao trong Đảng, trong nhân dân và xã hội; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Phần lớn các ý kiến cho rằng, dự thảo các văn kiện được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, thận trọng, kỹ lưỡng, có sự đổi mới, bảo đảm chất lượng; gắn kết giữa lý luận với thực tiễn; phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân;
Dự thảo có nhiều điểm mới; thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng, phản ánh khách quan, toàn diện, sát với tình hình thực tế những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; dự báo được tình hình, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới trong thời gian tới, từ đó xác định đúng và trúng những định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, khá cụ thể để phát triển đất nước nói chung và các ngành, lĩnh vực nói riêng.
Nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi thêm một số nội dung, câu chữ cụ thể hoặc kiến nghị phân tích sâu hơn, diễn đạt rõ ràng, cụ thể hơn những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân còn tồn tại; rà soát, đối chiếu, thống nhất một số điểm chưa nhất quán giữa các văn kiện trong đánh giá, nhận định tình hình.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến chưa tán thành hoặc chưa nhất trí cao với một số nội dung cụ thể. Cá biệt, có ý kiến đi ngược lại quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng đã được khẳng định tại Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013. Đối với những luận điệu sai trái này. Báo chí, công luận đã kịp thời phản bác, bị nhân dân phê phán, dư luận xã hội không đồng tình.
Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các ý kiến đóng góp, cập nhật tình hình trong nước, khu vực và thế giới năm 2020, dự báo tình hình thời gian tới, các Tiểu ban đã xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp của toàn hệ thống chính trị và nhân dân để hoàn thiện dự thảo các văn kiện, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo hoàn chỉnh, trình Hội nghị Trung ương lần này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào báo cáo tiếp thu, giải trình và toàn văn các dự thảo với tinh thần thật sự cầu thị, trân trọng các ý kiến đóng góp của toàn Đảng, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tập trung cho ý kiến đối với các đề xuất bổ sung, chỉnh sửa và toàn văn Dự thảo các văn kiện, nhất là những vấn đề còn có ý kiến hoặc phương án lựa chọn khác nhau. Đồng thời cũng cần tỏ rõ chính kiến và có lập luận sắc bén, xác đáng để kiên quyết bác bỏ, phản bác những ý kiến sai trái, đi ngược lại quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng. Từ đó, xem xét, thông qua nội dung các dự thảo văn kiện để hoàn chỉnh lần cuối trình Đại hội XIII của Đảng.
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 14 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Thu Hằng
Hội nghị Trung ương 14: Giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII
Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 14 là giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; dự thảo quy chế bầu cử, Quy chế làm việc tại Đại hội XIII của Đảng.