【kq bd tbn】Khai mạc Tọa đàm “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới”

Khai mạc Tọa đàm “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới”
Tổng Biên tập Tạp chí Hải quan Vũ Thị Ánh Hồng phát biểu khai mạc Toạ đàm. Ảnh: C.L

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả gồm: Ông Nguyễn Bắc Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan; ông Đỗ Hồng Trung, Phó chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kỹ thuật số (Bộ Công Thương); ông Phạm Tấn Đạt, Phó trưởng ban Logistics-Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam.

Khai mạc Tọa đàm “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới”
Đông đảo đại biểu tham dự Toạ đàm.

Tọa đàm cũng có sự tham dự của các đại biểu và khách mời: Các Vụ, Cục cơ quan Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia); Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương); Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam; Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Quảng Đông (Trung Quốc). Ngoài ra còn có khoảng 150 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc hoạt động các lĩnh vực: Công nghệ, thương mại điện tử, Sàn giao dịch thương mại điện tử, Logistics, Chuyển phát nhanh, Trung tâm thương mại, Kim khí điện máy, Ngân hàng, các nhà mạng: VNPT, Viettel, FPT, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí…

Khai mạc Tọa đàm “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới”
Quang cảnh Toạ đàm.

Bà Vũ Thị Ánh Hồng - Tổng Biên tập Tạp chí Hải quan, Trưởng Ban tổ chức phát biểu khai mạc nhấn mạnh: Thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng to lớn cho doanh nghiệp. Việc tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất khẩu, nhập khẩu, tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo ra nguồn thu lớn.

Mặc dù thương mại điện tử xuyên biên giới đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó doanh nghiệp Việt phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến pháp lý, quản lý vận chuyển, chính sách và thủ tục hải quan, thuế và chính sách thương mại quốc tế. Theo đó, doanh nghiệp cần có kiến thức và hiểu biết sâu về các quy định, quy trình thương mại quốc tế để đảm bảo tuân thủ đúng và tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh.

Khai mạc Tọa đàm “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới”

Phó Tổng biên tập Tạp chí Hải quan Nguyễn Chí Thành trao hoa cảm ơn các doanh nghiệp tài trợ Toạ đàm.

Việt Nam chưa có quy định riêng về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nên chưa có đủ cơ sở thống kê đầy đủ lượng hàng hóa này, tuy nhiên qua công tác quản lý hải quan cho thấy số lượng giao dịch thương mại điện tử phát triển nhanh, nhất là hàng giao dịch điện tử gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính.

Chính vì vậy, thông qua Tọa đàm, Ban tổ chức mong muốn các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, hiệp hội nói lên tiếng nói của mình và đưa ra những giải pháp hữu hiệu về đổi mới chính sách, quy trình quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử; công tác chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt qua Tọa đàm thúc đẩy hoàn thiện Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, là cơ sở để hoàn thiện chính sách hải quan thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển, bà Vũ Thị Ánh Hồng nhấn mạnh.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Robbin Hou, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại XNK Quảng Đông- Trung Quốc nhấn mạnh, thương mại điện tử tạo ra các ngành mới và Phát triển tốc độ cao các ngành dịch vụ hỗ trợ như: Ngành Logistics Kho bãi và phân phối; livestream bán hàng trực tuyến; công nghệ AI; theo dõi thanh toán tín dụng.

Nền kinh tế số thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của kinh tế công nghiệp; Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất chính. Thương mại điện tử thúc đẩy truyền thông phát triển và quá trình hội nhập thị trường. Thương mại điện tử ra đời cùng lúc với sự phát triển của nền kinh tế, giúp gia tăng cơ hội việc làm, đặc biệt là trong nông nghiệp. Thương mại điện tử cải thiện năng lực cạnh tranh toàn diện và năng lực quản trị.

Tại Trung Quốc, doanh thu thương mại điện tử năm 2022 là 4.200 tỷ. Năm 2013 là năm đầu tiên thương mại điện tử Trung Quốc bùng nổ, vì năm đó xảy ra dịch SAR 1, đỉnh cao thứ 2 là năm 2021, cũng là năm dịch Sar Cov 2. Hiện rất nhiều người dân Trung Quốc tham gia vào thương mại điện tử nên thương mại điện tử là vô cùng quan trong với người dân Trung Quốc.

Đánh giá về tiềm năng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, ông Robbin Hou cho rằng, thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Việt Nam là nước phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á. Năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% dân số. Theo đó, người tham gia thương mại điện tử.

Song để phát triển hơn nữa về phát triển thương mại điện tử Việt - Trung, ông Robbin Hou đề xuất, cần cải thiện tốc độ giao hàng logistics; khuyến khích phát triển các nền tảng TMĐT; tích cực đào tạo nhân lực bản địa; đẩy nhanh xây dựng các mô hình thương mại điện tử mới.

Tại Tọa đàm các diễn giả sẽ cùng thảo luận, trao đổi về thực trạng hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và triển vọng mới; những rào cản, vướng mắc giữa cơ chế quản lý và doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử; đổi mới chính sách, quy trình quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử; công tác chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.