【nhận định aston villa vs newcastle】Đà Lạt: Vùng đồng bào DTTS chuyển biến tích cực

VHO - Nhờ những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội từ chính quyền địa phương,ĐàLạtVùngđồngbàoDTTSchuyểnbiếntíchcựnhận định aston villa vs newcastle cùng sự nỗ lực vươn lên không ngừng của các cá nhân là người đồng bào DTTS, đến nay trên địa bàn TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã không còn hộ người DTTS nằm trong diện nghèo và cận nghèo.

Đà Lạt: Vùng đồng bào DTTS chuyển biến tích cực - ảnh 1

Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác DTTStrên địa bàn trong thời gian qua

Sáng 18.6, UBND TP Đà Lạt đã tổ chức chương trình Đại hội đại biểu các DTTS với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

Theo đó, Đại hội lần này có nhiệm vụ tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác dân tộc và các chính sách đối với đồng bào DTTS giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm, xác định phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm giai đoạn 2024 - 2029.

Đà Lạt: Vùng đồng bào DTTS chuyển biến tích cực - ảnh 2
TP Đà Lạt tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Đại hội còn nhằm tôn vinh, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các DTTS thành phố lần thứ III, năm 2019; Đồng thời, chọn cử Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024.

Phát biểu khai mạc tại Đại hội, bà Trần Thị Vũ Loan - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt nhấn mạnh: “Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện công tác dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Khẳng định và ghi nhận những đóng góp của cộng đồng các dân tộc thành phố trong việc hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, cùng đồng lòng chung sức xây dựng thành phố Đà Lạt ổn định, phát triển bền vững. Thông qua Đại hội nhằm tiếp tục tăng cường, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động mọi nguồn lực, tạo sự đồng thuận xã hội trong quá trình hội nhập, xây dựng và phát triển thành phố”.

Đà Lạt: Vùng đồng bào DTTS chuyển biến tích cực - ảnh 3
Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

Theo thống kê, ngoài cộng đồng người kinh chiếm số lượng đa số, hiện nay Đà Lạt còn hiện hữu 19 dân tộc thiểu số khác với  khoảng 17.334 người (tỷ lệ 2.6%), cư trú đan xen ở hầu hết các phường, xã với thành phần và số lượng khác nhau.

Thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt; hiện nay thành phố không còn hộ nghèo và cận nghèo.

Đà Lạt: Vùng đồng bào DTTS chuyển biến tích cực - ảnh 4
Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS được cải thiện đáng kể

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc, thu nhập bình quân đầu người trong vùng đồng bào DTTS cuối năm 2023 đạt 57 triệu đồng/năm; thu hút 5-7% lao động sang làm các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là du lịch, dịch vụ.

Đầu tư, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường đến trung tâm xã, đường giao thông nông thôn; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Đà Lạt: Vùng đồng bào DTTS chuyển biến tích cực - ảnh 5
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc

Các hoạt động văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao vùng đồng bào DTTS được đẩy mạnh, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khu dân cư văn hóa được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện, 100% hộ đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Hằng năm, có trên 98% hộ đồng bào DTTS được bình xét, công nhận gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa.

Vấn đề bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa, lễ hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc luôn được chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng.

Đặc biệt, đối với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, thời gian qua, chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều chính sách nhằm bảo tồn và phát huy kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đã được UNESCO công nhận trước đó, ngành chức năng TP Đà Lạt đã có những hành động cụ thế và thiết thực.

Đà Lạt: Vùng đồng bào DTTS chuyển biến tích cực - ảnh 6
Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

Cụ thể, đề xuất Sở VHTTDL tỉnh tôn vinh 8 nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng tại xã Tà Nung và tổ dân phố Măng line phường 7. Trong tháng 5.2024, đã ra mắt Câu Lạc Bộ cồng chiêng tại xã Tà Nung với 30 thành viên. Đây là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tại địa phương…

Đến nay, trên đại bàn toàn thành phố hiện nay có 100% số thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.