Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản Nông sản Việt Nam “được lòng” thị trường EU |
Rào cản kỹ thuật ngày càng tăng
Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến "Phổ biến các quy định và cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA" diễn ra sáng ngày 1/12,ấtkhẩunôngsảnsangEUDoanhnghiệpcầnlưuýgìkeonhacasi Th.S Trần Thùy Dung - Văn phòng SPS Việt Nam - cho biết: theo EVFTA, Chương 2, Phụ lục 2-A, EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (HNTQ) cho Việt Nam đối với gạo với lượng hạn ngạch là 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát và gạo thơm với mức thuế 0%. Riêng mặt hàng tấm sẽ không còn hạn ngạch nữa và sẽ xóa bỏ thuế trong 5 năm.
Những lượng hạn ngạch thuế quan dành cho gạo có xuất xứ Việt Nam sẽ được mở hàng năm. Các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được nêu ở trên. Doanh nghiệp cần cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan.
Đối với hạn ngạch cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU như sau: Trứng gia cầm có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 208,334 tấn và hạn ngạch mỗi năm 500 tấn; tỏi có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 167,668 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 400 tấn; ngô có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 2.083,334 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 5.000 tấn; bột sắn có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 12.500 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 30.000 tấn; cá ngừ có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 4.791,668 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 11.500 tấn;…
Chế biến sâu để tăng giá trị xuất khẩu nông sản |
Cung cấp thông tin kịp thời đến các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam về cam kết SPS trong Hiệp định EVFTA yêu cầu của thị trường EU và một số thị trường nhập khẩu nông sản và thủy sản từ Việt Nam trong tình hình mới, theo bà Trần Thùy Dung, trước năm 1993, EU cho phép hơn 1.100 loại hoạt chất bảo vệ thực vật được phép hoạt động tại EU, sau đó EU liên tục thay đổi, rà soát lại. Tới thời điểm tháng 1/2021, chỉ có 520 loại đã được phê duyệt và cấp phép.
Đối với các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, chưa từng xuất hiện tại EU hoặc chưa đánh giá xong rủi ro, EU quy định mức cho phép mức dư lượng tối đa trên hàng nhập khẩu. “Trong năm 2020, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được hơn 100 thông báo về dự thảo thay đổi các mức dư lượng của EU. Việc thay đổi này, doanh nghiệp cần lưu ý để điều chỉnh quá trình cách ly sau khi phun thuốc nhằm đảm bảo mức dư lượng phù hợp với tiêu chuẩn mà phía EU đưa ra”,bà Trần Thùy Dung khuyến nghị.
Về mức dư lượng tối đa (MRL), EU hoàn toàn làm theo “Thực hành nông nghiệp tốt” (GAP). GAP là thực hành nông nghiệp được phép thực hiện để phòng trừ dịch hại và được định nghĩa như sau (với cây trồng cụ thể): dạng thuốc, cách thức sử dụng, liều sử dụng, số lần sử dụng, thời gian cách ly (PHI). Doanh nghiệp cần lưu ý khi thay đổi các mức dư lượng MRL thì cần quay lại xem xét tiêu chuẩn GAP áp dụng cho sản phẩm đó là gì để thay đổi số lần sử dụng, liều sử dụng, thời gian sử dụng….
Ông Nguyễn Mạnh Hiểu- Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch- cho biết: EU đang nhập khẩu 35 tỷ Eur/năm rau quả toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào EU với thị phần khiêm tốn 1%. Riêng sản phẩm chanh leo, EU chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam. Muốn thâm nhập được vào thị trường EU thì phải có sản phẩm tốt, công nghệ bảo quản, vận chuyển tốt; kiểm soát mã vùng trồng tốt. EU quan tâm tới sản xuất theo GlobalGAP và việc vận hành sản xuất GlobalGAP rất khó với bà con nông dân. Không chỉ trong sản xuất, quy trình thu hái, sơ chế, đóng gói, bảo quản, xử lý kiểm dịch cho đến xuất khẩu phải được kiểm soát chặt chẽ. Xưởng sơ chế đảm bảo được tiêu chuẩn EU. “EU kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chặt chẽ nên sản lượng để xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp. Nhưng đây là thị trường lớn, đầy tiềm năng cho rau quả Việt Nam”,ông Nguyễn Mạnh Hiểu thông tin thêm.
Thay đổi nhận thức, thích ứng với yêu cầu thị trường
Hiện vẫn còn nhiều thách thức với thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam. Cụ thể, ngành nông nghiệp chủ yếu vẫn sản xuất nhỏ, phân tán; nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh; phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu nông sản với các nước khác; gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn về chất lượng, ATTP, truy suất nguồn gốc,....); dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam; FTAs, CPTPP, EVFTA, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến cả khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; xu thế sử dụng sản phẩm an toàn, sản phẩm xanh và giảm phát thải khí nhà kính.
Ông Nguyễn Đắc Bình Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển vùng, (Bộ Khoa học Công nghệ)- lưu ý, nhà sản xuất cần tìm hiểu rõ yêu cầu truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, quy trình liên quan để phát triển thị trường. EU yêu cầu lớn truy xuất sản phẩm hàng hoá. Sản xuất hàng hóa nhưng phải xác định nội hàm của hàng hóa. Sản xuất hàng hóa phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn, số lượng đủ lớn mới thành hàng hóa. Sản xuất 100ha, trồng nhiều giống lúa khác nhau thì chưa thể là hàng hóa được.
Để thích ứng với các quy định của EU, ông Ngô Xuân Nam- Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam- cho rằng, đơn vị sản xuất phải thay đổi nhận thức về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng nông sản; nâng cao trình độ chuyên môn cho các đối tượng có liên quan. “Khi xuất khẩu vào EU bắt buộc phải tìm hiểu và thực hiện các quy định của họ. Các quy định thay đổi và cập nhật thường xuyên, điều này không riêng EU mà các thị trường đều liên tục có sự thay đổi”,ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.
Do đó, nhà sản xuất và doanh nghiệp cần nắm chắc và chấp hành nghiêm quy định và các hướng dẫn liên quan về mã số vùng trồng, bao bì/nhãn mác…; hiểu rõ tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước liên quan đến SPS; đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm đầu ra đúng quy trình canh tác, chế biến/đóng gói/vận chuyển. Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng cần xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Theo ông Lê Thanh Hòa- Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, EU là thị trường lớn nhưng những quy định của thị trường này chủ yếu tập trung về an toàn thực phẩm, không liên quan gì đến việc phải đánh giá rủi ro, mở cửa thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Australia…
Tuy nhiên, yêu cầu của EU là phải đáp ứng được các yêu cầu về mức ô nhiễm vi sinh vật, mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.... Để đáp ứng các quy định của EU đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua nhiều rào cản về kỹ thuật, đặc biệt, khi EU vừa qua tăng mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa với một số nông sản. “Vừa qua, EU cũng có một số cảnh báo liên quan đến vi phạm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với một số mặt hàng rau quả của Việt Nam. Văn phòng SPS nhận thấy, mặc dù có vi phạm về mức dư lượng nhưng lượng hàng hóa xuất khẩu vào EU thời gian qua đã tăng lên gấp 4-5 lần. Việc vi phạm khó tránh khỏi, nhưng để làm tốt hơn các đơn vị chuyên môn, địa phương cần có hướng dẫn cụ thể hơn để nông dân, doanh nghiệp sản xuất đáp ứng tốt hơn các quy định của thị trường EU”, ông Lê Thanh Hòa cho biết.
Cũng theo ông Lê Thanh Hòa, tất cả các cam kết về cắt giảm thuế, hạn ngạch thuế quan là cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế xuất khẩu. Do đó, các địa phương và doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, nắm bắt tốt các thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm, về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như ô nhiễm vi sinh vật. Mặt khác, việc doanh nghiệp đạt các chứng nhận như GlobalGAP đối với rau quả, hay chứng nhận FSC đối với ngành gỗ… sẽ là chìa khóa hết sức quan trọng để đi được vào thị trường này.
Ngoài ra, EU là thị trường khó tính. Việc sản phẩm gắn với yếu tố môi trường, phát triển bền vững, không sử dụng lao động trẻ em… hay có các chứng nhận nêu trên là điều kiện kiên quyết. Thị trường EU sẵn sàng mua sản phẩm giá cao hơn 25% nếu doanh nghiệp có các chứng nhận này.