【keo bong đa hom nay】Cảnh báo nguy cơ EU "rút thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam

Chế biến thủy sản xuất khẩu. (Ảnh: An Sinh/TTXVN)

Liên quan đến việc Liên minh châu Âu (EU) dự định xem xét rút thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam nếu Việt Nam không khắc phục được 5 nhóm nội dung mà EU đã cảnh báo,ảnhbonguycơEUquotrtthẻvngquotđốivớithủysảnViệkeo bong đa hom nay Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng đây là vấn đề rất cấp bách đối với Việt Nam.

Chính vì vậy, thời gian vừa qua, Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ý thức rất rõ vấn đề này và cũng quyết liệt trong khắc phục những khuyến cáo mà EU đã nêu ra.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, "đến nay, chúng tôi đã liên hệ với các cơ quan chức năng thì EU nói là “đang xem xét." Nhưng "đang xem xét" không có nghĩa EU sẽ không rút thẻ vàng với Việt Nam."

Theo ông Tám, trong khu vực ASEAN, Campuchia đã bị thẻ đỏ, Philippines và Thái Lan đã bị EU rút thẻ vàng.

Đối với Việt Nam, EU đã khuyến cáo từ năm 2012-2013. Trong năm 2016 và 2017, EU liên tiếp cử các đoàn sang kiểm tra và cảnh báo Việt Nam.

Gần đây nhất, EU có cảnh báo đến 30/9/2017, nếu Việt Nam không khắc phục được 5 nhóm khuyến nghị của EU liên quan đến chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) thì EU rút thẻ vàng đối với Việt Nam.

Cụ thể, có 5 nhóm vấn đề EU cảnh báo và yêu cầu khắc phục là các thể chế, các quy định của Việt Nam từ Luật trở xuống đến các văn bản hướng dẫn phải đảm bảo được hệ thống pháp luật nghiêm khắc cũng như có những chế tài về xử lý rất nghiêm minh. Thứ hai, những vấn đề về tổ chức, thực thi ở trên biển phải đảm bảo chống đánh bắt bất hợp pháp.

EU cũng cảnh báo việc giám sát các tàu khai thác gắn với truy suất nguồn gốc: từ việc ghi nhật ký khai thác ở trên tàu đến cấp phép khai thác, kiểm soát cường lực khai thác; tuần tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm ở trên vùng biển; trách nhiệm của chủ tàu, các bến cảng, các cơ sở hậu cần nghề cá cũng như việc giám sát của cơ quan quản lý phải đảm bảo hải sản khai thác ở trong vùng biển không vi phạm IUU mà lại truy suất được nguồn gốc.

"Đây là khối lượng công việc rất lớn mà chúng ta đã cố gắng nhưng cũng chưa phải đáp ứng hoàn toàn theo quy định của EU," Thứ trưởng Tám nói.

Một vấn đề nữa là có những tàu cá, ngư dân Việt Nam đi đánh bắt bất hợp pháp vùng biển các nước. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu, sản xuất của bà con ngư dân mà còn ảnh hưởng đến uy tín, sự hợp tác của Việt Nam đối với các nước.

Ngoài ra, có một số khuyến cáo khác của EU mà chúng ta đã nỗ lực thực hiện, Thứ trưởng chia sẻ.

Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục các cảnh báo trên của EU như soạn thảo Luật Thủy sản; trong đó, có hẳn 1 mục về IUU; chính thức đưa chế định về lực lượng kiểm ngư vào trong Luật và nhấn mạnh đến việc phát triển ngành thủy sản hiệu quả, có trách nhiệm và phát triển bền vững... Tất cả những nội dung này đã được đưa vào Luật Thủy sản sửa đổi và dự kiến tháng 10 này sẽ được Quốc hội thông qua.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tham mưu trình Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IUU. Với những hành động quyết liệt như vậy, từ tháng 6/2017 đến nay, các vụ tàu cá của ngư dân của Việt Nam vi phạm vùng biển các nước, đánh bắt bất hợp pháp đã giảm rõ rệt./.

Theo Thành Trung (TTXVN/Vietnam+)