UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xây dựng (TTXD) tại một số quận,àNộivàocuộckiểmtraviệcxửlýviphạmxâydựkèo bóng đá đông nam á huyện, thị xã trên địa bàn thành phố năm 2022.
Theo kế hoạch, trong quý II và Quý III/2022 sẽ kiểm tra UBND các quận, huyện, thị xã: Thanh Xuân, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và UBND các phường, xã, thị trấn thuộc các quận, thị xã nêu trên. Thời kỳ kiểm tra tính từ 1/1/2020- 31/12/2021.
UBND TP Hà Nội kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực TTXD đối với UBND 5 quận, huyện, thị xã: Thanh Xuân, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Sơn Tây trong năm 2022 |
Thành phố giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo quyết định kiểm tra, trong đó, Giám đốc Sở Tư pháp là Trưởng đoàn kiểm tra; thành viên gồm đại diện các Sở, ngành theo đề xuất của Sở Tư pháp.
Theo đó, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD, gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý, tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực TTXD tại địa bàn đơn vị quản lý;
Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để đảm bảo cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính; việc thực hiện trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD…
Ngoài ra, kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD, gồm: Tổng số vụ vi phạm bị phát hiện, tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự, số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính;
Để xảy ra sai phạm trong xây dựng do tư duy làm ăn "chộp giật" không tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư đồng thời có trách nhiệm rất lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương (Ảnh: Công trình C1-CT thuộc dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony (Hoài Đức, Hà Nội) không có giấy phép xây dựng, bị xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu dừng thi công nhưng vẫn ngang nhiên xây dựng) |
Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt; việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính…
Bộ Xây dựng đề xuất phạt kịch khung 1 tỷ đồng vi phạm xây dựng
Nêu tại tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định, Bộ Xây dựng đánh giá sau gần 4 năm thực hiện Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (Nghị định 139) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng việc quản lý đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, thiếu tính khả thi, cần thiết sửa đổi, bổ sung chưa như có biện pháp chế tài dừng thi công xây dựng đối với công trình vi phạm; một số lĩnh vực còn thiếu chế tài xử lý; chế tài xử lý đối với một số hành vi vi phạm hành chính chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, mức xử phạt còn thấp…
Dự thảo lần này đã đưa vào các quy định của Thông tư 03/2018/TT-BXD tăng mức tiền phạt gấp 1,5 đến 2 lần so với mức phạt quy định tại Nghị định số 139 trong toàn bộ dự thảo (có hành vi tăng 4 đến 5 lần như hành vi điều chỉnh quy hoạch, quản lý sử dụng nhà chung cư). Riêng vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản, có hành vi bị xử phạt lên đến 1 tỷ đồng.
Có ý kiến cho rằng cần có cơ chế không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho các chủ đầu tư thường xuyên vi phạm (Ảnh: Tình trạng cơi nới tại căn biệt thự ở khu đô thị mới Gamuda Gardens ( Hoàng Mai, Hà Nội) |
Đáng chú ý, dự thảo nghị định tăng mức phạt tiền lên đến 800 triệu đồng đối với một số hành vi kinh doanh bất động sản như chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện theo quy định, bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực; huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết…. Theo Nghị định số 139 hiện hành, mức phạt cao nhất chỉ là 300 triệu đồng.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương tình hình vi phạm trật tự xây dựng bộc lộ nhiều bất cập trong quản lý của chính quyền. Bên cạnh đó là tình trạng chủ đầu tư coi thường pháp luật, cố tình vi phạm.
Đánh giá về mức xử phạt cao nhất 1 tỷ đồng cho vi phạm trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản chuyên gia xây dựng cho rằng vẫn chưa đủ răn đe đối với các chủ đầu tư dự án vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng. Đây là điểm bất cập lớn, kẽ hở của luật pháp để các chủ đầu tư lách, sẵn sàng vi phạm rồi nộp phạt. Nếu không sớm khắc phục điểm này sẽ dẫn đến nhờn luật, mất niềm tin vào pháp luật của người dân, gây thiệt hại cho khách hàng.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Hữu Toại - Công ty Luật TNHH Hừng Đông (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) thẳng thắn nhìn nhận cần xem xét nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức từ chủ đầu tư đến chính quyền, cơ quan quản lý.
Bên cạnh tư duy làm ăn “chộp giật”, không tuân thủ pháp luật cuả doanh nghiệp, chủ đầu tư khiến tình trạng sai phạm trong xây dựng ngày càng nhức nhối, luật sư cũng chỉ rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương.
“Để xảy ra sai phạm có trách nhiệm rất lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương như Sở xây dựng, UBND phường, UBND quận, UBND thành phố đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước, không giám sát hoặc giám sát mang nặng tính hình thức để cho các chủ đầu tư ngang nhiên vi phạm” – luật sư Toại nói.
Thuận Phong
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam - chủ đầu tư khu đô thị mới C2 Gamuda Gardens (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) bị phạt 45 triệu đồng; nhiều cán bộ liên quan cũng bị phê bình vì để xảy ra vi phạm xây dựng tại khu đô thị.