Hội nghị nhằm đánh giá việc triển khai đường lối,íthưchủtrìHộinghịVănhoátoànquốkqbd thuy sy chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; cũng như kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
Đặc biệt, hội nghị sẽ nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ.
Từ đó, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 -2026, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đây cũng là diễn đàn lắng nghe những đóng góp của các cơ quan, đơn vị, chia sẻ của các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ quyết tâm đồng hành với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng để khắc phục hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực văn hóa; góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hội nghị cũng là dịp cổ vũ, động viên các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Qua đó, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.
Cùng với các hoạt động chính, trong dịp này sẽ có một số hoạt động lớn bên lề, như triển lãm với chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, dự kiến vào ngày 21/11 tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ (Hà Nội); chương trình nghệ thuật chào mừng hội nghị với chủ đề “Việt Nam với khát vọng phát triển phồn vinh và hạnh phúc”, dự kiến tổ chức tối ngày 23/11 tại Nhà hát lớn (Hà Nội)…
Đặc biệt, hội nghị sẽ bàn bạc, thống nhất nội dung phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn |
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ:
"Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao.
Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh".
Ngày 16/7/1948 trong thư gửi Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên và kêu gọi tri thức, các nhà hoạt động văn hoá văn nghệ tích cực tham gia đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, trong phong trào thi đua ái quốc của toàn dân tộc.Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ của văn hoá chẳng những để cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của nhân dân, mà còn phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới biết. Các nhà văn hoá ta phải có những tác phẩm xứng đáng chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ mà còn để lưu truyền những gương mẫu oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho con cháu đời sau".