Theácdoanhnghiệpđạtthươnghiệuquốbảng xếp hạng fifa thế giới nữo Ban tổ chức chương trình, việc lựa chọn các doanh nghiệp đạt THQG được tiến hành 2 năm một lần từ năm 2008 với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của chương trình, nâng cao niềm tự hào đối với các sản phẩm của Việt Nam. Công tác lựa chọn được thực hiện nghiêm túc, công khai và minh bạch.
Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam cho biết, số lượng các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia tăng dần qua các thời kỳ, cụ thể: Năm 2008 có 30 doanh nghiệp; năm 2010 có 43 doanh nghiệp; năm 2012 có 54 doanh nghiệp; năm 2014 với 63 doanh nghiệp.
Tại kỳ lựa chọn lần thứ 5 năm 2016, sau khi qua các bước sàng lọc, trên cơ sở ý kiến thống nhất của các thành viên Hội đồng THQG (gồm lãnh đạo các bộ/ ngành), đã có 88 doanh nghiệp đạt THQG.
Trong số đó, có 23 doanh nghiệp đã 5 lần đạt THQG, 9 doanh nghiệp đạt 4 lần, 14 doanh nghiệp đạt 3 lần, 13 doanh nghiệp đạt 2 lần, và 29 doanh nghiệp đạt lần đầu.
Các doanh nghiệp đạt doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên có 70/88 doanh nghiệp và 26 doanh nghiệp có doanh thu từ 5.000 tỷ đồng trở lên.
“Mặc dù số lượng 88 doanh nghiệp đạt THQG năm 2016 còn khiêm tốn trong tổng số gần 600.000 doanh nghiệp trên cả nước hiện nay, tuy nhiên nếu xét về mức độ tăng dần về số lượng các doanh nghiệp đạt THQG qua từng kỳ, chúng ta có thể thấy được sự tiến bộ về năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, sự quan tâm ngày càng cao của doanh nghiệp đối với chương trình cũng như uy tín của Chương trình đối với cộng đồng doanh nghiệp”, ông Trần Tuấn Anh nói.
Có thể nói, những doanh nghiệp đạt THQG trong mọi điều kiện vẫn luôn giữ vững tăng trưởng. Phần lớn các doanh nghiệp đều duy trì tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu. Có những doanh nghiệp giữ mức tăng trưởng gần 70%. Những doanh nghiệp này đã có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân.
Theo số liệu báo cáo, tổng doanh thu năm 2015 của các doanh nghiệp này đạt hơn 662.000 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2013. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD và đóng góp cho ngân sách Nhà nước là 59.093 tỷ đồng, tăng hơn 27,6% so với năm 2013, tạo việc làm cho hơn nửa triệu lao động. Công tác xã hội và từ thiện cũng đã được tích cực thực hiện, đóng góp gần 2.326 tỷ đồng trong năm 2015.
Hội đồng THQG sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ/ ngành, cơ quan hữu quan, cộng đồng doanh nghiệp để tiếp tục giữ vững và phát huy các giá trị cốt lõi của chương trình, góp phần vào thành công của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khẳng định uy tín của các doanh nghiệp và chương trình THQG.
Ngày 25-11-2003, Chính phủ đã giao Bộ Thương mại (Bộ Công Thương ngày nay) là cơ quan thường trực, phối hợp với các bộ/ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai chương trình THQG có tên “Vietnam Value - Giá trị Việt Nam”. Đây là một chương trình xúc tiến thương mại dài hạn của Chính phủ Việt Nam được tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, THQG thông qua thương hiệu của sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) gắn với 3 giá trị: “Chất lượng- đổi mới, sáng tạo, năng lực tiên phong” nhằm mục đích: Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao; nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập; tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong nước và nước ngoài đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam... |