Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh như vậy,ềucơhộinhưngkhôngphảilàconđườngdễdàcách chơi bài tiến lên miền nam trong cuộc trao đổi với phóng viên báo chí, bên lề Đối thoại về Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA): Cơ hội cho các doanh nghiệp (DN), diễn ra sáng 1/7 tại Hà Nội.
*PV:Hiệp định EVFTA vừa được ký kết sẽ mở ra con đường phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về những cơ hội cũng như thách thức đến từ hiệp định này?
-Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói, ký kết thành công EVFTA là chúng ta đã xây dựng thành công "đường cao tốc hướng Tây”, có quy mô lớn để kết nối DN Việt Nam thị trường châu Âu.
Đây là hiệp định thế hệ mới, yêu cầu cao và có tính toàn diện từ lĩnh vực truyền thống đến phi truyền thống và đặc biệt có nhiều vấn đề rất mới như: mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền tác giả…
Trước hết có thể thấy, EVFTA sẽ giúp nước ta có động lực để tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy cải cách thể chế trong nước và nâng cao vị thế cũng như năng lực cạnh tranh trên quốc tế. Bên cạnh đó, hiệp định sẽ là nền tảng quan trọng để hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế đa phương hóa, đa dạng hóa.
Ở một khía cạnh quan trọng khác, EVFTA sẽ mở cửa cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang EU, thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu nước ta vào thị trường đầy tiềm năng này, với giá trị gia tăng cao hơn và mở cửa cho dòng chảy đầu tư mới vào nước ta với chất lượng tốt hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, EVFTA cũng đặt ra vô vàn thách thức cho Việt Nam, khi nhìn nhận về “sân chơi” này không chỉ đơn giản là các cơ hội về dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Mặc dù Việt Nam có những lợi thế nhưng để thâm nhập vào thị trường châu Âu thì hàng rào thuế quan không phải là tất cả.
|
Điều đó có nghĩa là còn rất nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng: từ thể chế chính sách cho đến an ninh, môi trường, lao động… và quan trọng nhất là năng lực nội tại của cộng đồng DN.
*PV:Nói như vậy có nghĩa là thách thức và khó khăn mà cộng đồng DN nước ta phải đối mặt là rất lớn, thưa ông?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Với EVFTA, cơ hội và lợi thế mang đến cho DN Việt Nam được nhìn thấy rõ ràng. Tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn nên chúng ta không thể chủ quan, ảo tưởng.
Cộng đồng DN của nước ta phần lớn là DN nhỏ và vừa với số lượng lên tới hơn 97%. Hạn chế của cố hữu của khu vực DN này là năng lực quản trị doanh nghiệp còn kém, trình độ công nghệ yếu; quy mô DN nhỏ kể cả về tín dụng, nguồn lực, đội ngũ nhân lực…; công tác xây dựng thương hiệu cũng như khả năng tiếp cận với các thị trường đều đang ở trình độ thấp.
Do đó, khi trở thành đối tác của một nền kinh tế hàng đầu với tổng GDP lên tới hơn 18 nghìn tỷ USD cùng với trình độ phát triển kinh tế cao, thì rõ ràng đây là một cuộc chơi đặt ra rất nhiều thách thức và điều kiện cho cộng đồng DN Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay mặc dù chúng ta có những lợi thế, nhưng để thâm nhập vào thị trường châu Âu thì hàng rào thuế quan không phải là tất cả, dù việc cắt giảm thuế quan đã tạo điều kiện cho DN Việt những bước đi cơ bản. Điều đó có nghĩa là với những chuẩn mực, đòi hỏi rất cao của EU liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, hàng rào kiểm dịch động vật, thực vật, môi trường, đặc biệt là trong vấn đề phát triển bền vững, EVFTA đòi hỏi sản phẩm của DN về điều kiện, chuẩn mực lao động và môi trường lao động…
Ngoài ra, sự bất ổn chính trị - kinh tế trên thế giới, như chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch hay những xung đột thương mại… cũng có tác động lớn đến việc thực thi hiệp định EVFTA và đặt ra đòi hỏi cao về năng lực nội tại của DN.
Ở một khía cạnh khác, thách thức từ EVFTA còn đặt ra rất lớn ngay trong thương mại phân phối bán lẻ trong nước và cả một số ngành sản xuất. Áp lực cạnh tranh đang đến một cách cụ thể cho từng ngành hàng và từng sản phẩm của từng DN, từng người sản xuất trong nước. Và chắc chắn, DN Việt sẽ phải đối mặt với nhiều tranh chấp thương mại, đầu tư.
Thách thức và khó khăn là như vậy, tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận rõ là một khi đã chấp nhận vào một cuộc chơi lớn ở quy mô lớn, nếu vượt qua được thì chắc chắn chúng ta sẽ có đủ sức để tham dự bất kỳ một hình thức hay quy mô nào trong hội nhập thế giới.
Vì vậy, để khai thác tốt cơ hội từ EVFTA và IPA, vấn đề quan trọng đầu tiên là DN cần tập trung tìm hiểu, tiếp cận và nắm bắt một cách toàn diện nội dung hiệp định. Bên cạnh đó, DN phải chủ động tiếp cận những chương trình của Chính phủ để phối hợp thực thi tốt hiệp định này.
*PV:Thưa ông, có thể nói rằng, từ quá trình từ đàm phán cho đến ký kết hiệp định EVFTA, Việt Nam đã trải qua rất nhiều khó khăn. Xin ông chia sẻ đôi chút về câu chuyện này và trong thời gian tới Bộ Công thương sẽ có những động thái như thế nào để thúc đẩy hiệp định đến đích cuối cùng?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Trong quá trình đàm phán ký kết vừa qua, Việt Nam đã trải qua rất nhiều khó khăn và nhiều công đoạn phức tạp để đạt được thỏa thuận, nhất là về các thủ tục pháp lý để EU phê duyệt và ký kết hiệp định.
EU là khối cộng đồng gồm 28 nước thành viên và bản thân lợi ích, yêu cầu của các nước thành viên này trong việc đàm phán cũng như tính pháp lý của các thủ tục để phê chuẩn cũng có những nội dung và yêu cầu rất khác nhau.
Vấn đề mà EU rất quan ngại và quan tâm trong quan hệ với Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc kết thúc đàm phán và ký kết, mà còn muốn VN sẽ là một đối tác có đủ năng lực, điều kiện để thực thi hiệp định EVFTA ở tinh thần cao nhất.
Chính vì vậy có hàng loạt các vấn đề EU nêu lên trong quá trình xem xét và phê chuẩn, từ yếu tố về điều kiện môi trường, lao động cho đến yếu tố phát triển bền vững cho nông nghiệp. Ví như, việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp; khai thác gỗ và sản phẩm gỗ bất hợp pháp… Tất cả những vấn đề đó có những lúc đã trở thành những trở ngại tưởng chừng như rất khó khăn để vượt qua.
Đến nay EVFTA sẽ còn phải trải qua tiến trình phê chuẩn vào cuối năm 2019 và IPA phải được nghị viện các quốc gia thành viên EU phê duyệt riêng. Do đó, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực để đạt được kết quả cuối cùng là đưa các hiệp định này vào thực thi.
Song, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chỉ đạo rất nhất quán, kịp thời của Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ cũng như sự vào cuộc của các bộ, ngành trong thời gian qua, chúng ta vững tin EVFTA sẽ nhanh chóng đi đến đích cuối cùng và chúng ta sẽ đạt được hiệu quả thực sự mà EVFTA hướng tới.
Hiện Bộ Công thương đang hoàn thiện chương trình hành động tổng thể, kế hoạch tổ chức thực thi hiệp định. Song song với đó, Bộ Công thương đang tiếp tục thực hiện tuyên truyền hiệp định sâu rộng trong cả nước.
*PV:Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Tố Uyên