【bỏngaso】Chỉ nên cân nhắc tăng tuổi nghỉ hưu ở một số nhóm ngành

tuoi huu

Ảnh T.L minh họa

Ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện công nhân và công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết như vậy khi chia sẻ với PV TBTCVN.

* PV: Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu lên 60 đối với nữ,ỉnêncânnhắctăngtuổinghỉhưuởmộtsốnhómngàbỏngaso 62 với nam trong Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) mới đang được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tiếp tục lấy ý kiến nhận được sự quan tâm lớn của xã hội những ngày qua, quan điểm của ông về vấn đề này, thưa ông?

- Ông Vũ Quang Thọ:Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ có tác động lớn đến kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến nhiều đối tượng nên tôi nghĩ rằng, cần phải cân nhắc rất kỹ. Lí do là việc nâng tuổi nghỉ hưu liên quan đến sức khỏe và khả năng làm việc cũng như sự phát triển toàn diện, nhất là sự phát triển của trí tuệ con người.

Vì lẽ đó tôi cho rằng, việc cần thiết hơn là đầu tư để phát triển trí tuệ chứ không nhất thiết phải tăng thêm thời gian làm việc. Chúng ta cũng phải tính đến hướng giải phóng con người khỏi công việc chứ không phải là tăng thêm thời gian làm việc cho họ.

Tôi nghĩ rằng, trong thời điểm hiện nay không nên tăng tuổi nghỉ hưu, thậm chí kể cả 2 – 3 năm nữa cũng vậy. Chúng ta chưa có tiềm lực như một số nước để đề nghị tăng thêm tuổi nghỉ hưu, khi tăng tuổi làm việc tức là con người đã có một khả năng dự trữ sẵn, sức lực tốt, tuổi thọ cao. Mặt khác, mặc dù nền kinh tế nước ta hiện nay đã có sự tăng trưởng nhưng khả năng hấp thụ lao động của nền kinh tế còn yếu, nên chưa có nhu cầu lớn về lực lượng lao động này.

* PV: Ngay trong dự thảo sửa đổi luật lần này, Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết có nhiều ý kiến phản đối việc kéo dài tuổi nghỉ hưu vì được cho là không phù hợp với người lao động làm việc trong các ngành nghề lao động chân tay, nhất là những nghề nặng nhọc, độc hại, ông có bình luận gì về quan điểm này, thưa ông?

- Ông Vũ Quang Thọ:Vừa rồi, viện chúng tôi có đi khảo sát trên 5.000 phiếu đối với công nhân ở các khu công nghiệp, gần 100% công nhân thuộc nhiều ngành nghề như dệt may, chế biến thủy hải sản, điện tử... không muốn kéo dài thời gian làm việc và muốn nghỉ đúng tuổi, tức là nữ đủ 55 tuổi và nam là đủ 60 tuổi. Thậm chí công nhân một số ngành còn muốn được nghỉ hưu sớm hơn.

ong tho

Ông Vũ Quang Thọ

Chỉ có một bộ phận nhưng không nhiều, khoảng 11 – 15% số công nhân cho biết họ sẵn sàng làm việc sau tuổi nghỉ hưu như hiện hành nhưng chỉ từ 1 – 2 năm, với điều kiện doanh nghiệp trả tiền công cao hơn hiện nay.

Trong khảo sát này, chúng tôi không thực hiện với nhóm công chức nhà nước, quản lý trong các doanh nghiệp, viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, nhưng chúng tôi tính toán ngay trong bộ phận công chức, viên chức nếu muốn kéo dài tuổi làm việc thì đó phải là những vị trí làm việc tốt.

Vị trí làm việc làm tốt ở đây là vấn đề sử dụng chuyên môn, điều kiện làm việc không quá vất vả, mức lương cao.

* PV: Một trong những lí do chính được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra để nâng tuổi nghỉ hưu trong lần sửa đổi luật lần này là nhằm đảm bảo sự cân đối của Qũy hưu trí và tử tuất. Theo ông, đây có phải là giải pháp để giải quyết được vấn đề này?

- Ông Vũ Quang Thọ: Thực tế, những quốc gia có thời gian làm việc tương đương với việt Nam vẫn giữ được cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí và người lao động là nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 vẫn được nhận các khoản trợ cấp chính đáng. Cho nên không thể lấy lí do mất cân đối quỹ để nâng tuổi nghỉ hưu.

Chúng ta phải hướng tới phát triển một thị trường lao động trẻ, khỏe, năng động và sáng tạo, đó mới là yêu cầu tối đa trong thời đại hiện nay chứ không phải kéo dài thời gian làm việc, nhất là trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang phát triển.

* PV: Như vậy, theo ông việc nâng tuổi nghỉ hưu nên theo phương án nào để đảm bảo được sự hợp lý, thưa ông?

- Ông Vũ Quang Thọ: Tôi cho rằng, quy định về tuổi nghỉ hưu như hiện hành đã được tính toán trên những căn cứ khoa học thực tiễn, cũng như mang những đặc thù tâm sinh lí và thể lực của người Việt Nam. Việc kéo dài thời gian làm việc theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH có lẽ hướng đến nhóm công chức, viên chức với những vị trí việc làm như đã nói ở trên, chứ không phải người lao động trong các ngành nặng nhọc, độc hại.

Tuy nhiên, với những ngành thật sự cần phải kéo dài thời gian làm việc thì hai bên nên trực tiếp thỏa thuận hợp đồng với nhau; thậm chí có thể ban hành những thông tư để hướng dẫn thực hiện. Trong trường hợp này không nên đưa vào luật để quy định tuổi nghỉ hưu, bởi vì luật có tính chung quốc gia và bắt buộc mọi người phải thực hiện, nên có vấn đề phát sinh việc sửa luật là rất phức tạp.

Bộ cũng cần lắng nghe và tham khảo ý kiến của các bên xem việc nâng tuổi nghỉ hưu có đem lại hiệu quả cao hơn so với sử dụng đúng số tuổi làm việc mà luật đã quy định hay không.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Mai Đan