【ty le keo nhà cái】Ghìm cương tỷ giá: Những “con bài” cuối cùng

ghim cuong ty gia nhung con bai cuoi cung

Nhiều áp lực cho tỷ giá năm 2016. (Ảnh: ST)

Tỷ giá năm 2016 cực kỳ áp lực

Trong những tháng cuối năm 2015,ìmcươngtỷgiáNhữngconbàicuốicùty le keo nhà cái để chuẩn bị ứng phó cho những biến động của tỷ giá năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 2 quyết sách quan trọng. Đó là đưa lãi suất tiền gửi USD đối với cá nhân về 0% từ ngày 18-12-2015 và ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, TS Tô Trung Thành, Trưởng bộ môn Kinh tế vi mô, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: Trong bối cảnh không muốn tăng lãi suất tiền VND để tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng khi kinh tế mới chỉ tạm phục hồi và lạm phát đang giảm sâu, NHNN đã cố gắng tận dụng những biện pháp cuối cùng để gia tăng chênh lệch bằng cách giảm lãi suất huy động USD còn 0,25% sau đó là còn 0% sau khi FED tăng lãi suất vào cuối năm. Tuy nhiên, các giải pháp này không có nhiều tác dụng khi mức lãi suất giảm không đáng kể và ở mức thấp (0%) thậm chí còn làm gia tăng tâm lý găm giữ USD khi người dân kỳ vọng tiền VND sẽ phá giá sớm thay vì đổi sang VND với lãi suất cả năm chỉ khoảng 6%.

Chính vì vậy “bên cạnh giải pháp đó, cần phải có giải pháp mạnh mẽ hơn. Cần tính toán lại tỷ giá trung tâm để điều hành tỷ giá đó gần với trung tâm hơn, đúng với giá trị đồng Việt Nam hơn”- ông Thành nói.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Ngọc Đức, Lê Thanh Tâm, Đại học Kinh tế quốc dân cũng đánh giá: Khi lãi suất huy động USD giảm xuống còn 0%, có thể nảy sinh tình trạng người dân rút ngoại tệ ra mà không bán lại cho tổ chức tín dụng. Những bất ổn trên thị trường quốc tế (hàng hóa tăng giá, chiến tranh tiền tệ…) có thể tạo ra áp lực không tốt về chính sách ngoại hối trong thời gian tới.

Dự trữ ngoại hối có thể bị bào mòn

Trước những động thái nhằm giữ ổn định tỷ giá nói trên của NHNN, giới chuyên gia lưu ý dự trữ ngoại hối có thể bị ảnh hưởng khi sức ép gia tăng lên tỷ giá ngày càng nhiều. Khi đó, muốn giữ yên được tỷ giá, NHNN phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối của mình để can thiệp, bên cạnh biện pháp gia tăng chênh lệch lãi suất VND với USD.

Trong báo cáo chuyên đề về chính sách tỷ giá 2016, các chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt đánh giá việc ban hành tỷ giá trung tâm sẽ giúp tỷ giá niêm yết và giao dịch hàng ngày của các ngân hàng sẽ biến động nhanh và sát cung cầu thị trường hơn. Song các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều thách thức khi áp dụng cơ chế mới này. Một trong số đó là NHNN cần xây dựng và duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp khi có những biến động lớn trên thị trường ngoại tệ. Dự trữ ngoại tệ càng lớn sẽ càng tạo ra nhiều dư địa cho các nhà điều hành chủ động trong công tác điều tiết, giảm sốc cho thị trường thậm chí là đối phó lại các cuộc tấn công tiền tệ có chủ ý. Mặc dù cần tôn trọng quy luật cung cầu tự nhiên của thị trường nhưng vẫn cần có phương án phòng vệ lại những yếu tố cung cầu bất thường trong ngắn hạn để tránh tổn thương cho nền kinh tế.

Trên thực tế, TS Tô Trung Thành thấy rằng, trước những sức ép rõ ràng đến tỷ giá, NHNN đã phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để duy trì ổn định tỷ giá. Theo NHNN, tính đến cuối tháng 7-2015, dự trữ ngoại hối của Việt Nam là 37 tỷ USD, những cũng chỉ tương đương 3 tháng NK. Cho đến cuối tháng 9, dự trữ ngoại hối chỉ còn 30,65 tỷ USD, tương đương chưa được 10 tuần NK.

“Như vậy, quy mô dự trữ ngoại hối đã giảm nhanh chóng, trùng khớp với giai đoạn biến động mạnh của tỷ giá. Điều này cũng phản ánh khả năng giữ tỷ giá một cách dài hạn là rất khó khăn, đặc biệt khi năm 2016, dự báo FED có thể tiếp tục gia tăng lãi suất, cùng những phản ứng khó lường của các nước trên thế giới” - ông Tô Trung Thành chia sẻ.

Cụ thể hơn, các chuyên gia của Ngân hàng HSBC nhận định trong báo cáo triển vọng 2016: Khi nguồn dự trữ ngày càng mỏng, tính theo giá trị NK đã giảm còn 2,1 tháng vào quý III-2015, NHNN có thể sẽ giảm dần can thiệp và cho phép tiền VND giảm giá thêm nữa trong những tháng tới. Theo đó, dự báo giá USD sẽ vẫn giữ nguyên ở mức 22.500 đồng đến quý I-2016 và tăng dần lên 23.000 đồng/USD vào cuối năm nay.

Tỷ giá năm 2016 cực kỳ áp lực

Nhận định về tỷ giá năm 2016, chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng: Năm 2016 các đồng tiền tiếp tục mất giá so với đồng USD từ 3-5%. Còn đồng NDT dự kiến mất giá gần 7%, đồng Yên, Rúp cũng không ngoại lệ. Cho nên chắc chắn tỷ giá năm nay cực kì áp lực.

Một nghiên cứu của GS.TS Trần Thọ Đạt & TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế quốc dân đánh giá: Sức ép tỷ giá vẫn tiếp tục năm 2016. Trong bối cảnh đồng USD trên thế giới tăng mạnh, lãi suất Cục Dự trữ liên bang Mỹ - FED gia tăng, trong khi hàng loạt các nước chủ động không tăng lãi suất và giảm giá đồng nội tệ để khuyến khích XK như Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Malaysia… thì giá trị VND (đang được neo theo USD) đang có xu hướng gia tăng mạnh so với đồng tiền các nước bạn hàng.

Theo nhóm tác giả, đồng VND tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt tiếp tục gây thêm áp lực dồn nén đến tỷ giá. Theo đó, yếu tố tâm lý và đầu cơ vẫn luôn trực chờ đe dọa sự ổn định của thị trường ngoại hối. Áp lực điều chỉnh tỷ giá càng gia tăng khi XK và cán cân thương mại bị ảnh hưởng tiêu cực; giá vàng thế giới suy giảm do đồng USD mạnh lên khiến chênh lệch giá vàng trong nước - quốc tế gia tăng dẫn đến tình trạng thu gom USD để nhập lậu vàng tăng; dòng vốn vào có thể giảm do xu hướng các dòng vốn rời bỏ các thị trường mới nổi. Từ đó, chênh lệch tỷ giá chính thức và thị trường tự do sẽ gia tăng nhanh và khởi động cho các vấn đề “đô la hóa” quay lại do yếu tố tâm lý, ảnh hưởng lớn đến an ninh tài chính tiền tệ.